Ông Zimmerman cho rằng: "Giải quyết những vấn đề của giao thông đô thị, đòi hỏi sự am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau và có sự nỗ lực từ nhiều bên liên quan chứ không phải chỉ riêng ngành giao thông.”
Theo ông Zimmerman, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hiện nay của hệ thống giao thông tại các thành phố lớn của Việt Nam cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới. Đó là quy hoạch kém, sử dụng đất lãng phí và không hiệu quả; bùng nổ dân số, thu nhập tăng và phát triển của cơ giới hóa; thay đổi về nhân khẩu học; thay đổi về mô hình điểm đi và điểm đến. Đó còn do hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển hoặc phát triển cạnh tranh không lành mạnh; phương tiện vận tải thô sơ; hệ thống đường bộ kém; công tác quản lý giao thông không hiệu quả; trình trạng buông lỏng hoạt động tư nhân trong lĩnh vực giao thông công cộng.
Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc tìm các giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết tốt bài toán đi lại trong đô thị hiện nay, góp phần thúc đẩy sự pháp triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu bức thiết. Phát triển giao thông đô thị bền vững với nền tảng là các phương thức vận tải hành khách công cộng hiện đại và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn sau 2020.
Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống giao thông đô thị nói chung và năng lực cung ứng của dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói riêng phát triển chưa tương xứng với với sức tăng của nhu cầu vận tải. Hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố chỉ mới đáp ứng khoảng 7,3% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi số phương tiện cá nhân tăng quá nhanh với gần 4,5 triệu xe (trong đó đến hơn 4,1 triệu xe gắn máy), dẫn đến nhiều vấn đề nóng bỏng trong giao thông tại thành phố như ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí… tác động tiêu cực đến đời sống, sức khỏe người dân, môi trường và phát triển kinh tế của thành phố.
Hội thảo “Quy hoạch, quản lý và cải tổ vận tải công cộng” do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp WB tại Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực liên quan.
Hội thảo đề cập đến những vấn đề liên quan thiết thực đến công tác quy hoạch, quản lý hệ thống giao thông công cộng đô thị như quy hoạch chiến lược về giao thông đô thị bền vững; quy hoạch mạng lưới giao thông, mạng lưới xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn BRT; hệ thống chính sách, thể chế, phân tích nhu cầu, đánh giá chất lượng dịch vụ giám sát hoạt động giao thông công cộng; đầu tư cho giao thông công cộng; công tác thông tin tuyên truyền./.
Hoàng Liên Sơn
Tin mới hơn:
- Dân chung cư cũ ở Nam Định: Chung sống với nỗi sợ
- Khi ODA là dự án dân sinh
- Chúng tôi viết bài: “Băm nát quy hoạch trước ngày Thủ đô mở rộng”
- Giá trị thực của bất động sản: Khách hàng quyết định
- Ngẫm về cái giá phải trả của đồ án Quy hoạch nửa vời
Tin cũ hơn:
- Những tòa nhà tiết kiệm năng lượng
- Nhiều ý kiến trái chiều về căn hộ siêu nhỏ
- Vì sao trung tâm hành chính quốc gia phải lên tận Ba Vì?
- Quy hoạch Hà Nội: Phi lý trở thành hợp lý?
- Ngành xây dựng - Nút thắt hành chính đã được gỡ?