Ashui.com

Tuesday
Dec 03rd
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Kinh đô xa xỉ Dubai đang mất dần ánh hào quang?

Kinh đô xa xỉ Dubai đang mất dần ánh hào quang?

Viết email In

Kể từ khi các cao ốc mọc lên giữa sa bạc, Dubai đã quen với những thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra lại hoàn toàn khác, Dubai đang "chảy máu từ từ", theo cách gọi của hãng tin Bloomberg.

Tại Dubai, cần cẩu xuất hiện khắp mọi nơi, tại những công trình đang xây dựng. Tuy nhiên, không ai dám chắc ai sẽ lấp trống những tòa tháp văn phòng và bán lẻ đó khi chúng được xây xong.


Bất ổn trong khu vực, chi phí sinh hoạt leo thang, chính sách visa nghiêm ngặt cho người nước ngoài đang là những vấn đề khiến Dubai không còn là "thiên đường" của du khách...

Các trung tâm thương mại Dubai đang có ít cửa hàng bán lẻ và nhà hàng hơn nhiều so với trước đây. Những người nước ngoài - huyết mạch của nền kinh tế Dubai - đang bắt đầu gói ghém và trở về quê hương - hoặc ít nhất nói về việc đó, khi chi phí sinh hoạt và làm kinh doanh tại đây tăng cao.

Những công ty còn ở lại, từ hãng hàng không Emirates cho đến hãng xây dựng Emaar Properties, vừa báo cáo lợi nhuận quý 3 gây thất vọng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Dubai đang trải qua một năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008.


Hình ảnh cao ốc tại Dubai
(Ảnh: Bloomberg)

Những bất ổn đã bắt đầu rõ rệt vào tháng 4, khi Quốc vương Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum triệu tập cuộc họp với hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp tại cung điện của mình.

Những người này đã đưa ra các vấn đề từ những loại thuế phí lớn từ chính phủ - yếu tố làm mất đi lợi thế là thiên đường miễn thuế của Dubai, cho đến chính sách thị thực nghặt nghèo khiến nhiều người nước ngoài bị trục xuất khi mất việc. Sau hội nghị này, đã có nhiều quyết định được đưa ra nhưng vẫn đang được xem xét trong bộ máy chính quyền.

Tuy nhiên, một giải pháp để giải quyết những vấn đề đang khiến Dubai suy yếu có thể nằm ngoài quyền lực của người trị vì. Sheikh Mohammed và những người tiền nhiệm đã biến một làng chài trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và du lịch của khu vực Trung Đông, nhưng giờ đây, khu vực đó đang thay đổi.

Chiến tranh hay Thương mại?


Tăng trưởng kinh tế Dubai chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu (Nguồn: Bloomberg)

Năm 2014, giá dầu lao dốc đã ảnh hưởng lớn các quốc gia láng giềng tại vùng Vịnh - từng đổ đến và chi tiêu mạnh tại Dubai (Du khách từ Trung Quốc và Ấn Độ đang lấp chỗ trống đó, nhưng họ quan tâm về giá cả nhiều hơn). Vai trò là một trung tâm giao thương của Dubai đang suy yếu bởi chiến tranh thương mại toàn cầu, đặc biệt là khi Mỹ ngừng hoạt động thương mại với quốc gia gần đó - Iran.

Ngoài ra, còn có một vấn đề nghiêm trọng hơn. Dubai đã trở nên thịnh vượng theo kiểu "Thụy Sĩ của vùng Vịnh" - nơi có thể làm kinh doanh tách biệt khỏi các quốc gia bạo lực ở Trung Đông, theo Jim Krane, tác giả cuốn City of Gold: Dubai and the Dream of Capitalism (Tạm dịch: Thành phố Vàng: Dubai và Giấc mơ chủ nghĩa tư bản".

Nhưng giờ đây, Dubai - một phần của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), đã trở thành nhân tố chủ động trong những mâu thuẫn này, từ đứng lên trong cuộc nội chiến từ Libya tới Yemen cho tới tham gia tẩy chay Qatar.

"Bạn có thể chiến tranh với láng giềng, hoặc có thể giao thương với họ. Thực sự rất khó để làm cả hai việc đó", Krane viết.

Việc nhiều công dân Qatar bị yêu cầu rời khỏi UAE đã gây sốc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực với trụ sở tại Dubai. Lãnh đạo các công ty Mỹ đặc biệt quan ngại về việc họ có thể bị buộc phải chọn phe, Barbara Leaf - cựu đại sứ Mỹ tại UAE cho biết.

"Đây là điều bất ngờ không hề dễ chịu khi các công ty đặt trụ sở tại UAE thấy rằng họ không thể bay hay chuyển hàng hóa trực tiếp tới Doha (thủ đô Qatar) nữa", Leaf nói. Những tranh chấp tiếp tục lan rộng, bất chấp việc Mỹ đang gia tăng áp lực nhắm tới một thỏa thuận.

Vượt trội, nhưng đắt đỏ


Một số chung cư tại khu vực Al Satwa của Dubai.

Dubai đang phải đối mặt với những hệ quả từ chính thành công của mình. Việc thiếu các nguồn tài nguyên năng lượng khiến thành phố này không có nhiều lựa chọn ngoài việc xây dựng một nền kinh tế phi dầu mỏ.

Cú sốc giá dầu năm 2014 đã đẩy nhiều quốc gia vùng Vịnh vào tình trạng tương tự. Tất cả đang lên kế hoạch cho một kỷ nguyên hậu dầu mỏ và cố gắng cạnh tranh với nước láng giềng bằng việc quảng bá thủ đô của mình là trung tâm của khu vực.

Dubai vẫn giữ được sự vượt trội trong vai trò đó. Tuy nhiên, chi phí tại đây ngày càng tăng cao. Năm 2013, Dubai được xếp là nơi đắt đỏ thứ 90 trên thế giới đối với người ngoài, theo hãng tư vấn Mercer có trụ sở ở New York. Giờ đây, thành phố này đứng thứ 26 trong danh sách này.

Chi phí sinh hoạt cao đã khiến Donovan Schram, một nhân viên giao dịch tài chính, quyết định rời Dubai sau 8 năm sống tại đây và trở về quê. Trước đó, năm 2014, ông đã đưa gia đình về quê hương Nam Phi sau khi buộc phải chấp nhận mức lương thấp hơn ở công ty mới.

"Dubai là nơi vô cùng đắt đỏ khi bạn có gia đình. Ở đây có văn hóa trả tiền trước cho mọi thứ từ tiền thuê nhà cho tới học phí", Schram nói. Ông cho biết ít nhất 3 người bạn của mình đã đưa ra quyết định tương tự.


Bên trong một trung tâm thương mại tại Dubai.

Thị trường việc làm tại Dubai còn đáng sợ hơn khi các công ty từ dịch vụ tài chính cho tới bán lẻ, năng lượng thực hiện những đợt "sa thải lớn" vào năm 2015 - 2016 do lợi nhuận sụt giảm, Nuno Gomes, phụ trách vấn đề Trung Đông của Mercer, cho biết. 2 năm trước đó, khi Mercer khảo sát 500 doanh nghiệp tại đây, có tới 50% cho biết không có hoạch tuyển dụng thêm và không kỳ vọng tăng trưởng trở lại mức năm 2013.

Fahad Al Gergawi, giám đốc bộ phân đầu tư của Dubai FDI, kinh tế Dubai đã từng trải qua những giai đoạn suy thoái và vực dậy trở lại. "Đây là chu kỳ mà chúng ta phải chấp nhận", ông nói. Theo Al Gergawi, chính phủ đang thực hiện điều họ từng làm trong các đợt suy thoái trước đây: ngồi lại với các doanh nghiệp để tìm ra giải pháp.

Vấn đề lớn nằm ở lĩnh vực bán lẻ và bán buôn. "Lĩnh vực này chiếm 1/3 nền kinh tế và về cơ bản không tăng trưởng trong 2 năm qua", Haque nhận định. Ông cho rằng chính phủ có thể phải gia tăng chi tiêu để lấp khoảng trống đó.

Sau cuộc họp với lãnh đạo các doanh nghiệp, quốc vương Dubai Sheikh Mohammed đang có kế hoạch thực hiện nhiều biện pháp như miễn học phí, nới lỏng kiểm soát sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp và giảm hàng tỷ USD thuế. Chính sách thị thực cũng đang được nới lỏng giúp dễ dàng hơn cho người nước ngoài - chiếm 80% dân số - ra vào, lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Craig Plumb, đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Đông của hãng môi giới Jones Lang Lasalle, có một điều mà chính phủ Dubai không làm là kiểm soát các hãng xây dựng và đây là một sai lầm.

Nguồn cung đang vượt quá tăng trưởng dân số và chi tiêu của khách hàng. Giới chức đang tỏ ra lưỡng lự trong việc ban hành lệnh hạn chế cấp phép để bình ổn thị trường bởi thuế từ ngành này là một nguồn thu lớn. Theo hãng tư vấn bất động sản CBRE Inc, diện tích dành cho bán lẻ tại Dubai sẽ tăng 50% trong 3 năm tới.

Hoài Thu

(VnEconomy)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...