Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Thành phố chiều thẳng đứng - Kinh nghiệm Hồng Kông

Thành phố chiều thẳng đứng - Kinh nghiệm Hồng Kông

Viết email In

Trên thế giới có một số nơi được mệnh danh là thành phố chiều thẳng đứng (vertical city) có mật độ dày đặc nhà chọc trời (skyscraper) như Mahattan - New York, Tokyo và Hồng Kông.

Hồng Kông có 3 phần đất: đảo Hồng Kông (78,6km2) ,bán đảo Kowloon (11,3km2) và vùng lãnh thổ mới, một phần trong lãnh thổ đất liền, một phần ở 230 đảo xung quanh đảo Hồng Kông (975,1km2 ), tổng cộng 1.065km2. Dân số năm 2009 khoảng 7 triệu người.




Thông suốt


Tuy là thành phố có mật độ dày đặc nhà chọc trời nhưng không bị ách tắc giao thông mà được vận hành thông suốt và có hiệu quả. Đó là nhờ hệ thống mạng lưới giao thông vận tải trình độ cao hiện đại và hợp lý chủ yếu dựa vào giao thông công cộng chiếm tới trên 90% khiến cho thành phố trở thành nơi có tỷ lệ giao thông công cộng cao nhất trên thế giới. 

Ngoài các phương tiện giao thông thông dụng như taxi, xe buýt và phà, giao thông công cộng trong thành phố còn bao gồm các loại xe buýt nhẹ, tàu điện trên cao, xe điện nhẹ, đường sắt vận chuyển khối lượng lớn (Mass Transit Railway - MTR) và MTR đã trở thành giải pháp giao thông hiệu quả, giá cả phải chăng, chiếm tới 42% thị phần giao thông vận tải công cộng trở thành lựa chọn giao thông vận tải thông dụng nhất ở Hồng Kông.

Kỹ thuật giao thông bao giờ cũng là một tác nhân chủ yếu trong cách phát triển và hình thành các thành phố.


Giảm hiệu ứng nhiệt sinh 

Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị luôn là vấn đề được các thành phố quan tâm để có giải pháp giảm thiểu. Đối với thành phố mật độ nhà chọc trời dày đặc như Hồng Kông thì vấn đề này càng bức xúc hơn, để giảm thiểu hiệu ứng nhiệt sinh ra do đô thị xây dựng trên đảo cần có nhiều giải pháp về quy hoạch cụ thể:

- Phân cách các tòa nhà nhằm nâng cao chất lượng khí lưu thông và môi trường dành cho người đi bộ.

- Khoảng lùi tòa nhà – áp dụng cho người đi bộ tiếp giáp với các đường phố hẹp, cũng nhằm tăng chất lượng khí lưu thông và môi trường dành cho người đi bộ và để giảm hiêu ứng “hẻm phố sâu”.

- Phủ xanh khu vực từ 20-30%. Mang đến màu xanh cây cỏ cho các khu vực địa điểm khác nhau, nhằm tăng chất lượng môi trường cho không gian sống . Ngoài ra, trồng cây gần khu người đi bộ mang lại lợi ích trên diện rộng, và trồng tại nhiều địa điểm khác tại các tầng trệt, các bậc thềm, mái nhà và các tầng khác.

Đặc trưng 

Hình ảnh thành phố toàn cầu Hồng Kông được biết đến bởi hải cảng nhộp nhịp nhất thế giới với những nhà chọc trời, các đường cao tốc và giao thông không ngớt. Tuy nhiên cảnh quan đặc trưng của Hong Kong vẫn là cảnh quan về bản sắc (ethnoscape) đang phát sinh nhằm tái tạo lại bản sắc địa phương.



Đằng sau những dãy nhà chọc trời dùng làm các công trình thương mại là các khối nhà ở sử dụng hỗn hợp có hình thù, số tầng và quy mô khác nhau được xây dựng gần nhau. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ từ các quầy thực phẩm ở phía ngoài đến những trung tâm chăm sóc trẻ em, theo nguyên tắc bao giờ cũng chiếm những tầng dưới. Các cư dân thành phố đã thích nghi rất tốt đối với hình thức gọn như thế của cuộc sống đô thị và đa số thấy nó thuận tiện và rất hợp với lối sống của họ. Rốt cuộc là loại nhà đa năng và tận dụng đất ấy đã được tái tạo ở nhiều bộ phận khác nhau và đã trở thành một nét đặc trưng của cuộc sống Hồng Kông.

Các đường phố nhất là những ngõ hẻm không chỉ mang tên cũ mà còn giữ nguyên chiều rộng và vẻ bề ngoài của chúng. Chẳng hạn như một số vỉa hè cổ xưa rải sỏi nhấn mạnh đến địa hình đặc trưng cho Hồng Kông vẫn giữ được nguyên vẹn, thậm chí còn làm thêm cả thang cuốn mới cho người đi bộ.

Sự bảo tồn các đường tàu điện cổ không những đã thu hút  du khách mà còn để lại một phương tiện giao thông rẻ và hữu dụng cho cư dân địa phương. Ngoài ra, các bến đỗ tàu điện vẫn được giữ lại chủ yếu ở những vị trí ban đầu của chúng trên các đường phố. Tàu điện bây giờ là một nét đẹp và hoài cổ, mà chúng cũng là nét không thể thiếu được của đời sống thành phố này.

Các ngõ và đường phố chật hẹp bởi chợ búa và các quầy hàng cũng không bị giải tỏa và di chuyển đi nơi khác mà được phép phục vụ cho các gia đình sống ở khu trung tâm thành phố. Thêm vào đó, các quán giải khát, cà phê, câu lạc bộ, quán rượu và tiệm ăn phục vụ cho người lao động của thành phố rất hợp với các nhà ở mọi ngóc ngách ở các hẻm.

Khu trung tâm chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chỉ là một khu thương mại được vạch ra một cách cứng nhắc. Về cơ bản đó là nơi có người ở đầy ắp những kỷ niệm, đấu tranh và mong ước của các cư dân.

Những tòa nhà hiện có và thậm chí ở các đường phố vẫn thường xuyên khớp nối lại bằng các cấu trúc tạm thời đặc biệt. Những biểu hiện, mái vẩy, mái che bằng vải bạt xuất hiện như phần nối thêm của nhà và sẽ cụm lại với nhau như một loại nhà trên các ngõ phố.

Kinh nghiệm của Hong Kong chắc sẽ rất hữu ích cho các thành phố lớn của Việt Nam như TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng v.v..



Nguyễn Đăng Sơn - Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển Hạ tầng

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo