Ashui.com

Tuesday
Jan 21st
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Nền văn minh cổ xưa ở Syria

Nền văn minh cổ xưa ở Syria

Viết email In

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa. 

Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74 %, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.  


Sân Thánh đường Umayyad, Damascus 

Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd. 

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên. 

20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực. 

  • Ảnh bên: Văn bản chữ hình nêm (Ảnh: Public Domain) 
Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ. 


Nhà hát La Mã tại Bosra. 


Nhà thờ St Ananias trên Biblical Street Called Straight ở khu phố cổ Damascus 

"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.

Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.

Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946. Cuộc nội chiến hiện tại bắt đầu khi tổng thống Bashar al-Assad đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2011.

Tháng 2/2012 một số nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát của quân chính phủ đối với 300 người dân thành phố Homs, Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 100.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tính đến nay với hàng triệu lượt người phải đi lánh nạn. 


Thành phố sa mạc nổi tiếng Palmyra, các tàn tích của nó hiện là một Địa điểm Di sản Thế giới của Liên hiệp quốc, đã từng phát triển tại sa mạc Syria ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 (sau Công Nguyên). 

Phe đối lập cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công đã giết chết hơn 300 người và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng tại vùng Ghouta phía Đông thủ đô Damascus hôm 21/8. Cuối tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết có nhiều bằng chứng mạnh mẽ chứng minh chính phủ Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học.

Hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ. 

Lê Hùng - ảnh: Wikipedia 

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...