Quá trình đô thị hóa trên toàn quốc cũng như xu hướng tác động của các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các đô thị phải có tầm nhìn, kế hoạch dài hạn, xây dựng cơ sở bền vững cho sự tăng trưởng dựa trên động lực có tính cạnh tranh cũng như có hiệu suất cao. Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh sẽ là một sự chuyển dịch căn bản trong tư duy hệ thống về tăng trưởng đô thị, đòi hỏi có sự thống nhất vào cuộc của các cấp, các ngành cũng như các bên liên quan trong toàn xã hội.
Khu vực trung tâm hành chính thị trấn Sapa, Lào Cai
Tăng trưởng đô thị
Phát triển được hiểu là bất kỳ hoạt động hoặc quá trình làm tăng được năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống. Không thể quan niệm sự phát triển chỉ đơn thuần là sự tích lũy về vật chất, hoặc ngược lại, chỉ là sự giầu có về mặt tinh thần. Định nghĩa đầy đủ về phát triển bao gồm 6 yếu tố sau: (1) Phát triển kinh tế (tạo nên của cải, cải thiện đời sổng vật chất); (2) Phát triển xã hội (đo được bằng phúc lợi, an ninh, nhà ở, việc làm); (3) Khía cạnh chính trị (đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con người); (4) Phát triển văn hoá; (5) Phát triển thân thiện môi trường sinh thái; (6) Phát triển khuôn mẫu toàn diện về cuộc sống.
Tại Việt Nam, trong 15 năm vừa qua hệ thống đô thị đã có những phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Năm 1999, cả nước chi có 629 đô thị thì đến cuối năm 2014, tổng số đô thị đã đạt 774 đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa tù 23,7% năm 1999 đã tăng lên 34,5% năm 2014. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng lên 50% vào năm 2025.
Đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực các đô thị lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước. Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, được phát triển mờ rộng về qui mô đất đai, dân số, đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội. Đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị đạt 34,017 km2 chiếm khoảng 10,26% diện tích đất tự nhiên của cả nước; nội thành nội thị 14.760 km2 chiếm khoảng 4,42% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Tuy nhiên, nhiều khu vực nội thành nội thị vẫn còn 50% diện tích đất nông nghiệp hoặc để trống chưa sử dụng phát triển đô thị. Hiện tượng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đặc biệt vùng ven đô đang rất cần quản lý chặt chẽ.
Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đô thị, đặc biệt từ các thành phố lớn, các đô thị gắn với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu GDP cả nước, khẳng định vai trò của tạo động lực phát triển kinh tế của hệ thống đô thị. Tổng giá trị GDP của 05 thành phố trực thuộc Trung ương (tổng dân số 12,26 triệu bằng 40% dân số đô thị toàn quốc) chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách toàn quốc.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của các đô thị cũng đang tồn tại những thách thức cần được quan tâm, chú họng để giải quyết các nút thắt trong tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, về hệ thống đô thị, tỷ lệ các đô thị nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số đô thị quốc gia, số đô thị từ loại 1 đến loại 5 chỉ chiếm 147/774 đô thị (19%). Đô thị hóa tập trung cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đô thị hóa của nước ta ở mức không cao. về năng lực cạnh tranh, theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tháng 4/2015, xếp hạng năng lực canh tranh của các đô thị Việt Nam còn rất khiêm tốn. Điểm số cạnh tranh Thành phố Hồ Chí Minh mới đạt là 39 điểm trong khi của Bangkok là 60, Đài Loan Trung Quốc 68, Seoul 78, Tokyo 94. Đô thị hóa đất đai chủ yếu diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị chưa có sự đa dạng, đặc biệt là các đô thị vừa và nhỏ, vô hình trung tạo nên sự cạnh tranh lẫn nhau, không phát huy được các lợi thế so sánh đặc trưng của mỗi địa phương. Sự tăng trưởng dựa vào sản xuất nhân công giá rẻ, hiệu suất lao động thấp, dịch vụ tư nhân tại chỗ, sàn xuất tiểu thủ công nghiệp đem lại giá trị thặng dư thấp, khó có khả năng duy trì sự tăng trưởng lâu dài, dễ bị tác động do biến động kinh tế và tự nhiên đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, khả năng chống chịu và phục hồi thấp. Số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2010 cho thấy, trong lĩnh vực công nghiệp tỷ trọng công nghệ cao chỉ chiếm 19,2%, công nghệ trung bình 26,8%, công nghệ thấp 54%.Hơn thế nữa, ý thức ưu tiên phát triển kinh tế mà quên đi những phí tổn tài nguyên môi trường cảnh quan tự nhiên còn phổ biến càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Đã có những ví dụ đáng buồn về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vì lý do lợi nhuận kinh tế.
Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ – TTg ngày 23/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 – 2020 và tầm nhìn đến 2050. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã chỉ rõ “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội… phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.
Năm 2014, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 (Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014) đã xác định các nội dung chủ yếu của các hoạt động bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ, trong đó các hành động của lĩnh vực đô thị là một trong những hành động được ưu tiên cao bao gồm các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành Xây dựng từ quan điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Xây dựng giai đoạn 2014 – 2020.
Nội dung triển khai bao gồm: Đánh giá tình hình phát triển ngành Xây dựng trong thời gian 2010 – 2013 từ quan điểm đến phát triển bền vững; Rà soát các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành, các phân ngành nhằm bảo đảm phát triển ngành bền vững, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả; Xây dựng khung chính sách đô thị hóa xanh và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Xây dựng giai đoạn 2014 – 2020 trong đó có 2 chỉ tiêu cơ bản về: Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong những ngành sản xuất chính so với 2010 (theo thông báo quốc gia cập nhật) vói hai kịch bản có/không hỗ trợ quốc tế.
Nhiệm vụ 2: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch cải tạo đô thị theo hướng tiêu chuẩn bền vững/hoàn thiện thể chế/ 2013-2020 (Nhiệm vụ số 54 của Quyết định 403/QĐ-TTg)
Nội dung triển khai: Rà soát kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiêp cận đô thị bền vững; Xây dựng chương trình cải tạo để đến năm 2020 các đô thị đạt mức trung bình trở lên của hệ thống chỉ số đô thị xanh; Hướng dẫn xây dựng thí điểm kế hoạch hành động xây dựng đô thị xanh ở một số đô thị du lịch (Sapa, Huế. Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt). Tổng kết và phổ biến.
Nhiệm vụ 3: Đổi mới công nghệ và kỹ thuật xây dựng theo hướng bên vững ở một sô đô thị chọn lọc/Đổi mới công nghệ/Hoàn thiện thể chế (Nhiệm vụ số 56 cùa Quyết định 403/QĐ-TTg).
Nội dung triển khai: Nghiên cứu và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm nàng lượng, giảm thiểu khí nhà kính, giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải rắn đô thị; Ban hành quy định bắt buộc thực hiện các giải pháp xây dựng xanh phố biến vào các công trình đầu tư bằng vốn nhà nước, các tòa nhà thương mại mới và cải tạo các khu chung cư hiện có ở đô thị.
Nhiệm vụ 4: Khuyến khích phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo hướng xanh hóa/Đổi mới công nghệ/2013-2020 (Nhiệm vụ số 57 của Quyết định – 403/QĐ-TTg).
Nội dung triên khai: Ban hành các chính sách, công cụ kinh tế, kỹ thuật về khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, trang thiết bị phục vụ xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng theo công nghệ xanh.
Nhiệm vụ 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng và sử dụng các tòa nhà/ Hoàn thiện thể chế, đổi mới công nghệ.
Nội dung triển khai bao gồm: Thực hiện quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” đối với 100 các tòa nhà xây dựng mới hoặc cải tạo có quy mô thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn; Đưa vào hoạt động có nề nếp, quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các tòa nhà; Triển khai cuộc vận động thực hiện “Công trình xanh” tiết kiệm năng lượng tại các cơ quan và doanh nghiệp trong cả nước.
Kinh nghiệm quốc tế
Tại Hàn Quốc, Tăng Trưởng Xanh đã trở thành một chiến lược Quốc Gia. Tổng thống Lee Myung Bak đã đặt mục tiêu “Giảm khí Carbon, Tăng Trưởng Xanh” thành vấn đề cốt lõi trong tầm nhìn Quốc gia nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh. Viện Tăng Trưởng Xanh Toàn Cầu (GGGI) mang tính địa phương ban đầu đã trở thành một tổ chức hoạt động Quốc tế.
Tại Mỹ, Mục tiêu các dự án thay thế 10 tỷ Watt bằng nâng lượng tái tạo vào năm 2020, gấp đôi sử dụng năng lượng gió và nước vào năm 2025… sẽ giúp hình thành nền kinh tế Xanh Quốc gia.
Dự án Chiến lược Tăng Trưởng Xanh cho các đô thị Ấn Độ được bắt đâu vào tháng 1/2014, được thực hiện bởi ICLEI – Chính quyền địa phương cho phát triển bền vững – Bắc Châu Á và Viển các vấn đê đô thị Quốc gia (NIƯA) vói sự hỗ trợ kỹ thuật từ GGGI. Dự án này phát triển Khung Tăng Trưởng Xanh cho các đô thị Ấn Độ, thí điểm giống nhau trên 10 đô thị và hình thành một bộ 15 ví dụ thực tiễn trong bối cảnh các đô thị cụ thể. Đánh giá hiện trạng phát triển của các đô thị, nắm bắt được các mô hình tăng trưởng mới, các chiến lược phát triển sẽ đạt được nhiều lợi ích phát triển trong khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Chương trình Đô thị Tăng Trưởng Xanh tập trung trước hết các vấn đề: Chỉ ra các yếu tố cơ bản cho đô thị để lập Chiến lược Tăng Trưởng Xanh kết hợp mục tiêu phát triển của đô thị và các ngành chủ đạo; Xây dựng khung đánh giá các tiềm năng DA thị Tăng trưởng Xanh; Xác định các bài học thực tế có giá trị của các đô thị trong khuôn khổ Tăng Trưởng Xanh.
Kinh nghiệm thực tiễn tại Costa Rica, Chương trình Chi trả cho các dịch vụ môi trường, được luật hóa vào năm 1996 qua đánh thuế nhiên liệu và nước, không khuyến khích nạn phá rừng bằng cách chi trả cho các chủ rừng các dịch vụ môi trường như bảo vệ đường phân lưu, bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu khí nhà kính. Chương trình đã chi trả hơn 230 triệu USD kể từ khi bắt đầu thực hiện.
Tại các thành phố Karachi, Nairobi và Pune, cư dân sinh sống tại các khu ổ chuột đang làm việc vói Chính quyền địa phương để cải thiện điêu kiện nhà ở, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Họ đã chứng tỏ với Chính quyền khả năng thiết kế và xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng rẻ hơn, có chất lượng tốt hơn so với việc Chính quyền cho các Nhà thầu làm, cũng như năng lực của họ trong việc thực hiện thống kê, chỉ ra các khu ở không chính thức cần nâng cấp quy hoạch. Ở nơi nào Chính quyền chịu làm việc với họ, quy mô những việc có thể đạt được đã tăng lên rất nhiều (Satterthvvaite, 2011).
Tại Bangladesh, WasteConcern – một doanh nghiệp xã hội được thành lập vào năm 1995 tại Bangladesh, biến rác thải hữu cơ ven đường thành phân bón nông nghiệp. Theo tính toán của WasteConcern, từ năm 2001 đến 2006, việc không phải nhập khẩu phân bón hóa học từ nước ngoài đã tiết kiệm được 1,24 triệu USD. Đã có 124.400 tấn rác thải được xử lý, tạo ra cơ hội việc làm cho 986 người hàng năm và thu được 1,1 triệu USD qua việc bán phân bón. Dựa trên những thành quả đạt được, Waste Concern đang hỗ trợ 10 nước khu vực châu Á và 10 nước khu vực Châu Phi nhân rộng mô hình này.
Thực tế triển khai tại các đô thị Việt Nam
Triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Xây dựng đã chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và trong nước để tổ chức nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, định hướng chính sách, kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu ngành Xây dựng. Nhân dịp chào mừng Ngày đô thị Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng đã phối hợp với Hiệp hội các đô thị Việt Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã phát động chủ đề Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh tại Ngày Đô thị Việt Nam 8 tháng 11 năm 2013. Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã phổ biến bộ tiêu chí thi đua xây dựng đô thị tăng trưởng xanh – sạch – đẹp đối với các đô thị thành viên của Hiệp hội. Tổ chức UN Habitat đã hỗ trợ một số địa phương tổ chức nghiên cứu, xây dựng các định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Nhiều chương trình họp tác nghiên cứu đã và đang được đề xuất, thực hiện.
Không gian trung tâm hành chính thành phố Bắc Ninh
Theo thống kê ban đầu báo cáo của 59 đô thị từ loại IV trở lên trong cả nước, hiện nay đã có 24/59 đô thị đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện đô thị tăng trưởng xanh. Trong đó có 7 đô thị đã xây dựng Nghị quyết chỉ đạo, 15 đô thị đã xây dựng kế hoạch, 6 đô thị đã có chương trình thực hiện. Hai đô thị Sa Pa và Sóc Trăng đã ban hành Chiến lược về tăng trưởng xanh. Một số các đô thị đang tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu như Thành phố Đà Nẵng, Bắc Ninh, Tam Kỳ …
Thành phổ Hải Phòng và Thị trấn Liên Nghĩa (Lâm Đồng) đã ban hành nhiều nhất các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trong 24 đô thị đó có đến 15 đô thị chỉ có một văn bản chỉ đạo. Mặc dù các đô thị từ loại I đến loại IV đều đã có chỉ đạo, định hướng nhưng có thể nhận định sơ bộ việc chỉ đạo triển khai xây dựng đô thị tăng trưởng xanh cần phải tiếp tục đẩy mạnh.
Một nguyên nhân khách quan của việc triển khai thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh còn nhiều khó khăn là do chưa có khái niệm rõ nét về đô thị tăng trưởng xanh, chưa có các tiêu chí cụ thể cũng như chưa có nhiều các ví dụ thực tiễn về lĩnh vực này ở cấp độ quy mô toàn đô thị. Đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế về các mô hình cho tổng thể đô thị gần gũi với quan điểm đô thị tăng trưởng xanh với các tên gọi khác nhau như đô thị xanh, đô thị sinh thái (Eco City), đô thị kinh tế – sinh thái (E2 city), đô thị kinh tế – môi trường và công bằng (E2 and Equity City), đô thị thông minh (Smart City, Ubiquious City) v.v. Tại mỗi quốc gia lại có sự luận giải và áp dụng các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thị khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực và trình độ phát triển khoa học công nghệ, thị trường phục vụ, truyền thống và đặc điểm điều kiện tự nhiên v.v… Do đó, việc triển khai áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như điều kiện đặc thù của mỗi đô thị cần có những lộ trình, kế hoạch cụ thể.
Hiện nay, có 8 đô thị nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Hầu hết báo cáo của các địa phương đã đề nghị có sự hỗ trợ từ Trung ương cũng như hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và trong nước:
1) hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho đô thị;
2) xây dựng các công cụ quản lý điều hành;
3) chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực tế của các địa phương khác;
4) hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực;
5) hỗ trợ các dự án đầu tư ưu tiên;
Việc xây dựng kế hoạch hành động cần đảm bảo có khả năng lồng ghép được vào quy hoạch của địa phương về các lĩnh vực: sản xuất tiêu dùng bền vững, giảm phát thải nhà kinh và thích ứng biến đổi khí hậu, xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế, xây dựng và thực hiện các chi số phát thải.
Tóm lại, từ những phân tích nêu trên cho thấy, với vai trò là động lực của phát triển kinh tế – xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mô hình tăng trưởng của đô thị không thể không xem xét mức độ ảnh hưởng, tác động đến môi trường xung quanh vì sự tồn tại, phát triển lâu dài và thịnh vượng, trước hết của chính đô thị đó, sau đó là sự ảnh hưởng tích cực có tính lan tỏa của đô thị. Không đô thị nào có thể tồn tại chỉ dựa trên việc cho thuê, xuất khẩu tài nguyên trực tiếp hay gián tiếp và nguồn cung phân bổ ngân sách từ Chính phủ. Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường sống, thực hiện các trách nhiệm chung với cộng đồng và quốc tế, các đô thị của chúng ta không thể tự bằng lòng với những kết quả của sự ổn định và tăng trưởng ban đầu.
Kết luận
Đô thị Việt Nam đang đứng trước các yêu cầu về phát triển bền vững. Dù còn những tồn tại cần khắc phục nhưng không thể phủ nhận những điểm mạnh và lợi thế riêng cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị. Với tư duy đúng, lộ trình phù hợp và những giải pháp sáng tạo, đô thị tăng trưởng xanh sẽ đóng góp một phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia./.
ThS.KTS Nguyễn Chí Hùng - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Bộ Xây dựng
(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam)
- Cải tạo chung cư cũ: Hài hòa lợi ích ba bên
- Địa chủ hiện đại, tại sao không?
- Phân loại, phân cấp đô thị ở Việt Nam: Thực trạng & yêu cầu đổi mới
- Cần hoàn thiện quy hoạch chiếu sáng đô thị
- Không gian công cộng tại Đà Nẵng: Thiếu nghiêm trọng!
- Quy hoạch ngược bên bờ biển Nha Trang
- Đô thị TPHCM tiến ra biển hay tiến về sông?
- Lựa chọn nào cho Quy hoạch thoát nước Đà Nẵng?
- Đà Nẵng đổi đất làm hầm nghìn tỷ xuyên sông Hàn
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề cần bàn thêm