Ashui.com

Tuesday
Mar 19th

Ứng xử với hạt… cát

Viết email In

Hồi đầu năm nay, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu cát trắng silic đã qua chế biến và tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu đối với cát xây dựng và cát nhiễm mặn, cho phép nhập khẩu cát xây dựng từ nước ngoài, hạn chế khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông.  


Một đụn cát ở vịnh Vân Phong, nơi có trữ lượng cát lớn ở miền Trung.
(Ảnh: Hồng Ngọc) 

Bộ Quốc phòng mới kiến nghị Thủ tướng phương án cho phép xuất khẩu 25 triệu mét khối cát nhiễm mặn theo “cơ chế đặc thù cá biệt”. 

Vào năm ngoái, Vụ Vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng, vừa cho biết bộ này đã dừng gia hạn hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn cho các doanh nghiệp nạo vét luồng, tận thu cát. Hai doanh nghiệp xuất khẩu cát nhiễm mặn đến tháng 9/2017 cũng sẽ hết hạn. Đồng thời bộ này đã giao Viện Vật liệu xây dựng xây dựng nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên. 

Viện này cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu chế tạo bêtông không cốt thép có sử dụng cát nhiễm mặn dùng trong thi công đê kè, tường chắn sóng, chống sụt lún, sạt lở các công trình ven biển.

Thực ra đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu sản xuất bêtông từ cát biển, nước biển và phụ gia, ứng dụng thành công ở một số địa phương, mở ra hướng mới sử dụng cát nhiễm mặn cho các công trình ở biển, đảo Việt Nam.

Hồi tháng 5/2018, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu tài nguyên cát. Theo đó, thực hiện nghiêm chủ trương không xuất khẩu khoáng sản thô (bao gồm cả cát); chỉ xuất khẩu các loại sản phẩm đã qua chế biến sâu, có giá trị.

Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với quy định; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách về thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tài nguyên cát. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan nghiên cứu tổng thể quy hoạch các loại khoáng sản, trong đó có cát.

Quản lý tài nguyên cát biển, cát sông, cát trắng silic đang là câu chuyện thu hút sự quan tâm của nhiều người khi mà nhu cầu cát cho xây dựng, xuất khẩu cho chế biến thủy tinh trên thế giới, san lấp… ngày càng tăng. 

Hòa Tân 

(TBKTSG) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo