Ashui.com

Saturday
Nov 02nd
Home Vật liệu / Thiết bị Vật liệu xây dựng Vật liệu siêu nhẹ: Lợi ích và thách thức trong quá trình sử dụng

Vật liệu siêu nhẹ: Lợi ích và thách thức trong quá trình sử dụng

Viết email In

Thời gian gần đây, vật liệu siêu nhẹ đã trở thành xu hướng mới trên thế giới và ở Việt Nam. Vật liệu nhẹ như: Gạch, tường, trần bê-tông vừa mang lại hiệu quả kinh tế như giảm chi phí, thi công nhanh vừa bảo vệ môi trường. Khi sử dụng vật liệu siêu nhẹ trong xây dựng cần quan tâm đến những lợi ích và các vấn đề đặt ra.

Vật liệu xây dựng siêu nhẹ bao gồm vật liệu kết cấu tường, vật liệu cách nhiệt, tấm lợp, cửa sổ, cửa ra vào, mặt tiền, vách thạch cao, trần nhà, sàn nhà và các sản phẩm từ xi măng. Những vật liệu này thường có xếp hạng năng lượng thấp hơn so với vật liệu truyền thống, do đó trong suốt vòng đời vật liệu siêu nhẹ sẽ sử dụng năng lượng ít hơn.

Các vật liệu siêu nhẹ còn có thể phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về nhiệt độ, có khả năng làm mát nhanh ở những vùng khí hậu nóng.

Vật liệu siêu nhẹ thường tốn ít chi phí hơn để sản xuất và vận chuyển, đồng thời tốn ít diện tích để cất trữ tại công trường.


(Ảnh minh họa Internet)

Sự đa dạng của các loại vật liệu siêu nhẹ giúp tăng tính linh hoạt trong thiết kế, ví dụ như các khối polystyrene có thể dễ dàng định hình theo mục đích thiết kế. Polystyrene cũng cung cấp khả năng cách nhiệt hiệu quả cao, có thể được sử dụng cho phần mái nhà, sàn nhà và các bức tường. Các loại gỗ nhiều lớp thải ra lượng khí carbon thấp hơn các vật liệu thông thường. Quy trình sản xuất loại vật liệu này không tạo ra khí thải và gỗ được khai thác từ các khu rừng đã được chứng nhận về quản lý bền vững.

Những vật liệu nhẹ còn có thể tạo thành từ các nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường như vỏ dừa, vỏ quả sầu riêng để tăng độ bền và mật độ, những vật liệu từ thực vật này rất phù hợp cho việc xây dựng các bức tường và mái nhà. Sử dụng vật liệu siêu nhẹ giúp tiết kiệm năng lượng và giúp giảm chất thải từ ngành công nghiệp chế biến trái cây.

Những vật liệu xây dựng siêu nhẹ có mật độ thấp hơn nước, tuy nhiên tỷ lệ cường độ trên trọng lượng của chúng lại cao hơn nhôm và thép. Các cấu trúc với độ xốp cao đã chứng minh hiệu quả trong việc mang tải trọng thấp.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có nhiều Cty sản xuất, nhập khẩu các loại vật liệu siêu nhẹ đặc biệt là các tấm tường bê tông đúc sẵn hay gỗ, nhiều công trình xây dựng quan trọng đã sử dụng vật liệu siêu nhẹ và có thể khẳng định, vật liệu siêu nhẹ là giải pháp hiệu quả cho ngành xây dựng không những giảm thời gian, chi phí thi công mà còn đảm bảo tính bền vững đối với môi trường.

Hà Đào

(Báo Xây dựng)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo