Ashui.com

Wednesday
Apr 24th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Bài toán khó cho điện gió

Bài toán khó cho điện gió

Viết email In

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển điện gió. Tuy nhiên, để phát huy được tiềm năng này cần rất nhiều yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là cơ chế để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khai thác có hiệu quả các dự án. 

Theo ông Bùi Văn Thịnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận (BTWEA), hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang có chính sách nâng giá mua điện gió lên 7,8 UScent/kWh đối với dự án điện gió trên đất liền và 9,8 UScent/kWh với dự án điện gió trên biển.  


Khả năng điện gió tại VN có thể khai thác thương mại khoảng 7.000 – 8.000MW. Ảnh: Các cột điện gió trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu. 

Tiềm năng lớn 

Theo một khảo sát đối với bốn quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia về năng lượng gió do Cơ quan Năng lượng thế giới và Ngân hàng Thế giới tiến hành thì Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ven biển nên lượng gió tại nhiều vùng miền được cho là dồi dào, có tiềm năng lớn nhất về loại năng lượng này. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 8,6% diện tích của VN có tiềm năng được đánh giá từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt hơn 513.000 MW lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Trong đó, hai vùng giàu tiềm năng để phát triển các dự án điện gió của Việt Nam là tỉnh Ninh thuận và Bình thuận. 

Nhà đầu tư chưa mặn mà 

Với giá từ 7,8 UScent/kWh và 9,8 UScent/kWh như hiện nay thì để một dự án có hiệu quả nhà đầu tư phải vay được vốn với lãi suất thấp hơn 1,1%/năm. 

Với giá bán điện hiện nay của EVN cho khách hàng nội địa là 7,2 US cent/kWh thì việc giá đầu vào là 7,8 UScent/kWh và 9,8 cent/kWh (đã bao gồm thuế VAT) được xem là chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với nguồn điện lấy từ năng lượng gió của Chính phủ. Thế nhưng, như thế vẫn chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực điện gió.

Tại buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH TUV SUD Việt Nam và BTWEA, ông Thịnh cho biết, một dự án điện gió có công suất thiết kế khoảng 30MW, có vốn đầu tư tối thiểu cũng khoảng trên 65 triệu USD, trong đó hơn 80% là vốn vay. Với giá từ 7,8 UScent/kWh và 9,8 UScent/kWh như hiện nay thì để một dự án có hiệu quả nhà đầu tư phải vay được vốn với lãi suất thấp hơn 1,1%/năm, và đây là bài toán khó cho các nhà đầu tư hiện nay bởi khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tư tài chính trên thế giới.

Trong khi đó nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại tại VN thì lại rất ngại thẩm định những nguồn vốn vay cho các dự án này vì không muốn bị rủi ro. So sánh giá mua điện của Philippine từ 12 – 20 UScent/kWh. Thái Lan và Indonesia là 18 UScent/kWh vì với giá mua điện hiện nay mà EVN đang mua được xem là mức giá thấp nhất trên thế giới. 

Theo ông Tô Hoài Dân - giám đốc Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Công Lý, với giá mua điện hiện nay mà EVN đang vận dụng từ QĐ 37 đã khiến các nhà đầu tư lưỡng lự bởi thời gian hoàn vốn của một dự án điện gió có thể kéo dài trên 15 năm. Để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư thì giá điện phải ỏ mức tối thiểu là 13,5 UScent/kWh. Ông Dân nhấn mạnh: “Nếu giá mua điện gió vẫn ở mức thấp, không được cải thiện thì nhiều dự án hiện đã đăng ký của các nhà đầu tư rất khó có thể triển khai nhanh được, như vậy là chúng ta sẽ lãng phí, bỏ đi tiềm năng khai thác nguồn năng lượng sạch này”. 

Ông Phạm Trọng Thực - Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương:

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2020 VN đặt mục tiêu đạt công suất điện gió 1.000MW và đến năm 2030 đạt 6.200MW. 

Chính phủ đã ban hành các quy định hỗ trợ như miễn thuế XNK cho trang thiết bị trong nước chưa có điều kiện sản xuất. Được miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm đầu, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Thời hạn trích khấu hao nhanh hơn các dự án thông thường 1,5 lần và được miễn thuế sử dụng đất, miễn phí bảo vệ môi trường. Trong đó chính sách hỗ trợ giá mua điện gió theo QĐ số 37 cũng quy định EVN có trách nhiệm mua điện gió với hợp đồng kéo dài 20 năm chưa tính thời gian gia hạn với giá mua là 7,8 UScent/kWh đối với dự án điện gió trên đất liền và 9,8 UScent/kWh với dự án điện gió trên biển. 

Q.Chánh 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo