Nghiên cứu của WB đã phân tích những nhân tố làm tăng lượng khí thải CO2 ở một số nước đang phát triển trong giai đoạn từ 1980 đến 2005 và nêu rõ, phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số, cường độ sử dụng nhiên liệu trong giao thông là 3 nhân tố chịu trách nhiệm làm gia tăng lượng khí thải CO2 ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu đã tính toán hiệu quả năng lượng giao thông của một nền kinh tế, tức là tỷ lệ giữa tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong hoạt động giao thông so với tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả đã góp phần làm gia tăng lượng khí thải CO2 trong ngành giao thông.
Nhằm giảm lượng khí thải trong giao thôn, WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã lựa chọn 3 nước gồm Việt Nam, Philippines và Thái Lan với mức hỗ trợ đầu tư tổng cộng 800 triệu USD để nâng cấp hệ thống vận tải đô thị, phát triển năng lượng tái sinh... Nguồn hỗ trợ dành cho Việt Nam là 250 triệu USD.
Cũng theo nghiên cứu trên, đối với các như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số là những nhân tố chính làm tăng lượng khí thải. Trong khi đó, lượng khí thải CO2 có chiều hướng giảm ở Mông Cổ nhờ việc giảm bớt cường độ sử dụng năng lượng.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số công cụ chính sách hiện hành của các chính phủ giúp giảm bớt lượng khí thải CO2 trong giao thông./.
Tin mới hơn:
- Làng nghề Bát Tràng tìm không khí trong lành
- Ba thông điệp hành động chống biến đổi khí hậu
- Ứng phó với biến đổi khí hậu: trách nhiệm của cả cộng đồng
- Làng nghề Đông Mai ô nhiễm môi trường trầm trọng
- Môi trường thế giới đón chào 2010
Tin cũ hơn:
- COP15: Chúng ta đã phung phí suốt 20 năm
- Môi trường tệ hại do cách dùng kinh phí
- Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Copenhagen: Hy vọng và chờ đợi
- Biến đổi khí hậu và thủy điện
- Đầu tư cho năng lượng sạch tăng chưa từng thấy