Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường TP.HCM: Kinh phí quá lớn để ứng phó biến đổi khí hậu

TP.HCM: Kinh phí quá lớn để ứng phó biến đổi khí hậu

Viết email In

Ngày 16/8, UBND TP.HCM đã họp các sở ban ngành nhằm thông qua kế hoạch hành động ứng phố biến đổi khí hậu của thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn chưa thể thông qua do còn quá nhiều vấn đề cần phải xem xét, tính toán lại.


Sau những cơn mưa lớn, chuyện nhiều tuyến đường tại thành phố biến thành sông không phải là chuyện hiếm.
(Ảnh: Lê Quang Nhật)

Theo kế hoạch thích ứng với BĐKH của thành phố, có 7 lĩnh vực cần tập trung triển khai công tác thích ứng với BĐKH, đó là (theo thứ tự ưu tiên): Quy hoạch đô thị, nước, năng lượng, nông nghiệp, chất thải, tuyên truyền và nâng cao năng lực, sức khỏe cộng đồng và an ninh - quốc phòng.

(Ashui.com

Theo kế hoạch, ước tính tổng nguồn kinh phí cho toàn bộ nhiệm vụ, chương trình, dự án ứng phó biến đổi khí hậu trong giai đoạn này là gần 26.000 tỉ đồng. Có 16 nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được phê duyệt chủ trương, bố trí nguồn vốn với tổng kinh phí hơn 10.500 tỉ đồng. Còn lại 107 chương trình, dự án ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu chưa bố trí vốn có tổng kinh phí trên 15.000 tỉ đồng. Đại diện sở Tài nguyên môi trường cho biết, sau khi UBND thành phố phê duyệt các nhiệm vụ, chương trình, 107 dự án chưa có vốn sẽ được xem xét, bố trí nguồn vốn theo cơ chế tài chính của chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, 50% tổng số vốn là thu hút nước ngoài, vốn trong nước chiếm 50%, trong đó ngân sách trung ương 30%, ngân sách địa phương và xã hội hóa là 20%.

Tuy nhiên, tại buổi họp, vấn đề “vốn lấy ở đâu” vẫn được tranh cãi nhiều nhất. Ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND thành phố cho rằng gần 26.000 tỉ đồng là con số khổng lồ với thực tế hiện nay của thành phố, trong đó nhiều chương trình đưa ra kinh phí thực hiện ước tính quá lớn với tính chất của nó. Như dự án tuyên truyền về biến đổi khí hậu trong cộng đồng dân cư chiếm tới 163 tỉ đồng; chương trình tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn ứng phó biến đổi khí hậu “ngốn” tới 250 tỉ đồng; hay việc xây dựng các nhà máy đốt rác, xử lý chất thải nguy hại, xử lý nước thải phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ, trong khi thành phố đang chủ trương kêu gọi đầu tư, xã hội hóa…

Chưa nói đến việc thu hút vốn nước ngoài khó, đại diện sở Tài chính cũng cho rằng riêng khoản ngân sách trung ương ước tính trên 4.500 tỉ đồng cũng đã là con số “trên trời” so với ngân sách thực tế thành phố được rót. Cho rằng còn làm nặng theo hướng bao cấp, quá trông chờ vào vốn nước ngoài, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch UBND thành phố, nhận định kế hoạch xây dựng không thấy được vai trò sở ngành, đoàn thể, trong khi sự tham gia của tất cả tầng lớp nhân dân ngay trong nội tại ý thức ở những việc làm cụ thể sẽ giảm bớt được rất nhiều tiền của đổ vào nhiều chương trình mà là chưa chắc đã đạt hiệu quả.

Tại buổi họp, nhiều ý kiến cũng cho rằng cơ sở định ngân sách cho các chương trình dự án còn quá chung chung; các sở ngành đặt ra quá nhiều dự án nhưng không có sự lồng ghép, nhiều nhiệm vụ bị trùng lặp. Yêu cầu các chương trình, dự án phải cụ thể, rõ ràng hơn – đây cũng là yếu tố thuyết phục trong thu hút vốn nước ngoài – cũng theo ông Tài, nhân tố điều hành rất quan trọng, vì vậy cần lập kế hoạch hành động sáu tháng, hàng năm với cơ chế điều hành rõ ràng. Góp ý tại buổi họp, PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa, viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho rằng: kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu đang được xây dựng phần ngọn mà bỏ gốc. Với nguồn vốn có hạn hiện nay, cần ưu tiên nhất là công tác nghiên cứu, để từ đó có cơ sở trong việc xây dựng các chương trình, dự án thích hợp.

Lê Quỳnh

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo