Theo báo cáo tổng thể hiện trạng môi trường Hà Nội của Sở Tài nguyên&Môi trường TP Hà Nội vừa hoàn thành cuối năm 2011, chất lượng môi trường không khí tại thành phố Hà Nội đang bị suy giảm.
Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là sự phát thải các khí carbon oxide (CO), hỗn hợp các chất hữu cơ bay hơi (VOC), và nitơ dioxide (NO2). Một trong những thành phần khí đáng sợ chính là VOC, chứa nhiều loại hóa chất về lâu về dài có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
VOC có thể được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm, nhất là các sản phẩm dùng trong nhà. Có thể kể ra một số ví dụ như các loại sơn và dung môi sơn, hóa chất tẩy rửa, vật liệu xây dựng và nội thất, thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy in, các loại keo.
TS Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Môi trường, cho biết tại hầu hết các khu vực của TP Hà Nội và TPHCM nồng độ bụi PM10 những năm gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng ô nhiễm tại các nút giao thông và các công trường đang xây dựng vẫn duy trì ở mức cao, vượt quy chuẩn Việt Nam.
Lượng thải các khí này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông và các công trình xây dựng, nhất là xây dựng các tòa cao tầng. Hầu hết các ngã ba, ngã tư ở Hà Nội đều có nồng độ bụi tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép mà biểu hiện rõ nhất là các tuyến đường như Kim Liên, Giải Phóng, Phùng Hưng (Hà Đông), Nguyễn Trãi.
Đối với các khu vực đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nồng độ bụi lơ lửng trong không khí cao hơn mức cho phép nhiều lần.
Trong khi đó nồng độ bụi tại TP Hồ Chí Minh cũng có xu hướng ngày càng gia tăng và vượt từ 1,08 - 1,55 lần so với tiêu chuẩn.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn&Môi trường Công nghiệp - Bộ Công Thương, năm tỉnh, thành có hoạt động công nghiệp lớn nhất cũng là những địa phương gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, là Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng.
Q.D
- 2,5 tỷ người đang khát nước sạch
- Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030: Ưu tiên chống úng ngập và xử lý nước thải
- Ô nhiễm đang làm suy yếu người Việt
- Giá trị “vì con người” không thể thay thế của rừng
- Thế giới cần tìm nhiều nguồn năng lượng thay thế
- Đô thị châu Á tăng khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
- Năm 2012 xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
- Chống ngập triều, xâm nhập mặn và ngập lũ tại TPHCM
- Hội nghị về biến đổi khí hậu thêm một lần lỡ hẹn