Hình ảnh của một Nha Trang trong tương lai là phát triển các khu đô thị mới hướng tới thân thiện với môi trường dựa trên lợi thế sẵn có. Vấn đề này được đặt ra đúng thời điểm thành phố Nha Trang đang quy hoạch lại.
Kể từ khi chính thức trở thành đô thị loại 1 vào năm 2009, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa có tốc độ phát triển rất mạnh. Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 11%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.480 USD.
Kinh tế của Khánh Hòa tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu: dịch vụ - du lịch 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%. Bên cạnh đó, hàng trăm nhà đầu tư cũng đến với Nha Trang như một điểm hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là du lịch và bất động sản.
Theo quy hoạch được phê duyệt ở vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, số lượng các dự án phát triển du lịch khá lớn, trong đó tập trung ở Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Khu kinh tế Vân Phong, trong đó Khu Bãi Dài hiện tại có 31 dự án được UBND tỉnh cho phép đầu tư với số vốn đưng ký lên đến gần 14 nghìn tỷ đồng.
Với nhiều lợi thế hơn hẳn các tỉnh, thành trong khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm lực tài chính và năng lực kinh nghiêm trong đầu tư, quản lý điều hành dự án và kinh doanh có hiệu quả. Nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao như Vinpearland; Novotel; Sheraton; Evasion Six Senses Hideway…
(ảnh: Việt Khang /Ashui.com)
Ở khu vực Bãi Dài, hầu hết phần diện tích phía Đông đại lộ Nguyễn Tất Thành (giáp Biển) đã được UBND tỉnh cho phép các nhà đầu tư lập dự án tại đây. Hiện có 5 nhà đầu tư đã được cấp phép xây dựng, các nhà đầu tư còn lại đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các bước xin cấp phép xây dựng.
Đáng chú ý, từ năm 2010, khá nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về phía Tây thành phố Nha Trang. Thống kê của Savills Việt Nam cho thấy, số dự án ở phía Tây chiếm đến hơn 50% tổng số dự án tương lai của Nha Trang. Một số dự án khu đô thị lớn như Venesia, Mỹ Gia, Phước Long đều nằm ở phía Tây Thành phố.
Khu đô thị Venesia
Ông Trần Hòa Nam, Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết: Mô hình đang được coi là hình ảnh của một Nha trang trong tương lai là khi toàn bộ khu đô thị sẽ sử dụng năng lượng gió, nước và rác thải của khu đô thị để cung cấp cho các ngôi nhà. Toàn bộ cảnh quan sẵn có của thiên nhiên sẽ được giữ lại và tôn tạo để người dân được hưởng lợi từ thiên nhiên.
Tham gia vào phát triển dự án trong thành phố Nha Trang, Phó Tổng giám đốc cổ phần BĐS Hà Quang - ông Mario Lotti cũng đồng tình với ý kiến trên. “Tôi cho rằng việc quy hoạch chung của Nha trang sẽ thành một thành phố xanh, nơi cuộc sống của con người được hòa cùng với thiên nhiên sẽ tạo nên một sự khác biệt cho Nha trang. Bên cạnh hình ảnh một thành phố du lịch đầy năng động, người ta sẽ thấy Nha Trang còn là nơi có môi trường sống lý tưởng nữa” – ông nói.
(ảnh: Việt Khang /Ashui.com)
Hiện tại UBND tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang đã có kế hoạch thuê các chuyên gia tư vấn trong nước và cả các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và lập quy hoạch phát triển Nha Trang trở thành “Thành phố sự kiện” như đã đề ra, đồng thời, có những khu đô thị mới thân thiện với môi trường. Điều đó cũng phù hợp với xu hướng xanh hóa mà các khu đô thị lớn trên thế giới đang hướng đến.
Lan Hương
- Một số vấn đề về quy trình và phương pháp làm quy hoạch đô thị
- Xây dựng văn hoá cộng đồng cho cư dân các khu đô thị
- Quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn: Giải quyết căn cơ bài toán môi trường và giao thông
- Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam
- Mô hình đô thị tương lai
- Xây dựng “Thành phố thông minh”
- Công viên - không gian gợi nhớ quá khứ...
- Khu dân cư như là một đơn vị quy hoạch
- Tổ chức lại phố đi bộ tại trung tâm TP.HCM
- Chung cư - "Thành phố nhỏ" trong Đô thị