Ashui.com

Tuesday
Apr 23rd
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Không gian trong đô thị hóa

Không gian trong đô thị hóa

Viết email In

Kết nối nông thôn - đô thị là tiêu chí cần đặt ra trong quá trình đô thị hóa. Trong báo cáo đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam mới nhất của Ngân hàng thế giới về không gian đô thị đã đưa ra một số những nhận xét và lưu ý quan trọng.

Vai trò chi phối của các vùng đô thị lớn

Trước hết, sự tăng trưởng kinh tế và phần lớn sự tăng trưởng dân số đô thị ở Việt Nam có nguồn gốc từ hai hệ thống đô thị độc lập gồm đô thị chi phối, ngoại vi là TPHCM và TP Hà Nội.

Hai vùng đô thị này phát triển hoàn toàn khác nhau. Hà Nội chuyển hướng sang phát triển công nghiệp nặng và công nghệ cao trong vòng 10 năm qua, trong khi TPHCM vẫn là vùng công nghiệp chế tạo lớn nhất nước.

Sự tăng trưởng nhanh hơn trong sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao của vùng đô thị Hà Nội có thể do vị trí gần các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, hoặc do xuất phát điểm của công nghiệp Hà Nội thấp hơn TPHCM, cũng có thể do sự bão hòa của các ngành sản xuất công nghiệp gia tăng thấp ở TPHCM so với Hà Nội.

Vai trò chi phối của hai vùng kinh tế trọng điểm sông Hồng và Đông Nam Bộ cùng với vùng kinh tế mới ở đồng bằng sông Cửu Long là những điều hoàn toàn có thể dự đoán cho giai đoạn phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế hiện tại của Việt Nam.

Đảm bảo việc cạnh tranh của vùng đô thị TPHCM trên toàn cầu vẫn là một yêu cầu quan trọng vì TPHCM và các vùng ngoại vi vẫn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động kinh tế của đất nước, bao gồm 71% lượng hàng hóa qua cảng biển và 62% hoạt động công nghiệp, nếu tính cả đồng bằng sông Cửu Long.

Sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của đất nước phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của hai vùng đô thị quan trọng  là TPHCM và Hà Nội. Vì vậy cần phải hiểu rõ những đặc điểm khác biệt và khả năng cạnh tranh kinh tế của từng vùng để cân nhắc các giải pháp và chính sách khác nhau nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh tại hai vùng đô thị này.

Dù gia tăng các vùng trung tâm đô thị quan trọng nhưng các vùng nông thôn vẫn là nguồn sinh kế chính của phần lớn dân số Việt Nam và 93% người nghèo. Với các vùng không có tiềm năng kinh tế như các đô thị lớn, cần có sự can thiệp chính sách khác, tùy theo các đặc điểm tự nhiên cụ thể của vùng.

Dù gia tăng các vùng trung tâm đô thị quan trọng nhưng các vùng nông thôn vẫn là nguồn sinh kế chính của phần lớn dân số Việt Nam và 93% người nghèo.

Đầu tư cho con người (giáo dục, y tế) hay cho hạ tầng (đường sá) và phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản sẽ đem lại một sân chơi bình đẳng và tạo thuận lợi cho sự lưu thông linh hoạt của các thị trường. Qua đó, các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể chọn lựa địa điểm tốt nhất cho các hoạt động kinh tế của mình và tối đa hóa hiệu quả phát triển cùa kinh tế Việt Nam. 

40% GDP là từ nông nghiệp

Nông nghiệp cùng với các hoạt động kinh doanh nông nghiệp chiếm 40% GDP và hơn 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Trong thập kỷ vừa qua Việt Nam đã có những tiến triển lớn trong giảm nghèo cho nông thôn. Tuy nhiên ngày càng có nhiều lo ngại về tính bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp, khoảng cách ngày càng tăng giữa các vùng đô thị và nông thôn về điều kiện sống, thiếu sự kết nối giữa một số vùng miền và cộng đồng, khả năng dễ bị tổn thương của các vùng nông thôn do thiên tai và tác động ban đầu của biến đổi khí hậu.

Mặc dù mũi đột phá trong quy hoạch kinh tế của Việt Nam là tầm nhìn hướng tới một xã hội công nghiệp hiện đại nhưng thách thức mà chính Việt Nam phải đối mặt trong thập kỷ tới là chuyển đổi ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nếu không làm được điều này tầm nhìn kinh tế xã hội khó có thể tiến triển nhanh, thậm chí có thể bị chệch hướng. Việc các đô thị, nhất là đô thị vừa và nhỏ có thể đóng vai trò gì trong quá trình phân chia này sẽ là một câu hỏi chính sách quan trọng khi xem xét các kết nối nông thôn - đô thị và đảm bảo một diện mạo xã hội đồng đều hơn giữa đô thị và nông thôn khi đất nước tiếp tục đô thị hóa./.

Anh Nga


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo