Chúng tôi sinh ra khi đất nước đã hoà bình, non sông đã thống nhất nên những khát vọng đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chỉ được biết qua sách vở hay những câu chuyện của ông bà, cha mẹ.
- Ảnh bên : Công viên một chiều Xuân (Ảnh: MC).
Khi còn nhỏ, những đứa trẻ thuộc thế hệ chúng tôi chỉ biết đến thiên đường duy nhất, ấy là công viên Thống Nhất. Nơi ấy có cầu trượt, có đu quay, có chuyến tầu chạy vòng quanh, có vịt bơi ra giữa hồ và có que kem mát rượi sau những lúc nô đùa thoả sức nơi thảm cỏ xanh tươi.
Lớn hơn một chút, chúng tôi mới hỏi tại sao công viên có tên Thống Nhất. Cha mẹ chúng tôi kể: những năm sau 1954, đất nước vẫn còn chia cắt. Nơi miền Bắc XHCN có thủ đô là Hà Nội, nửa miền Nam đau thương do chưa được giải phóng… Công viên Thống Nhất được người Hà Nội lao động tự nguyện xây dựng nên.
Công viên xây bên con đường quốc lộ số 1, nơi hàng ngày có các chuyến tầu đưa những đoàn quân chiến đấu giải phóng miền Nam đi qua, nên con đường ấy có tên là đường Nam Bộ.
Từ cổng công viên đi vào có cái cầu cong nối với hòn đảo nhỏ. Cây cầu ấy như một hình ảnh tượng trưng nối hai miền chia cắt nên gọi là cầu Thống Nhất. Còn hòn đảo trong công viên thì gọi là đảo Hoà Bình, trong công viên còn có đảo Dừa - tượng trưng cho mảnh đất miền Nam ruột thịt yêu thương và đảo Gió - ấy là khát vọng Tự do …
- Ảnh bên : Ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch TP cắt băng khai mạc Triển lãm Quy hoạch Thủ đô ngày 10-10-2001. (Ảnh: HanoiData)
Chuyện ấy giờ chắc ít người còn nhớ. Lâu rồi tôi cũng quên, chỉ nhớ lõm bõm những câu hát được dạy trong lớp và phải hát thật to mỗi khi được cô giáo dẫn đến Công viên chơi : “Ra vườn hoa em chơi/ em không hái một bông hoa nào/ hoa sắc thắm nhìn em hoa cười / khen em biết vâng lời cô giáo: Bông hoa này là của chung”.
Do nghề nghiệp nên chúng tôi có tư liệu bản đồ Hà Nội năm 1962 - khi ấy Công viên Thống Nhất cũng đã hoàn thành. Bản đồ do Cục Bản đồ - Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội xuất bản 8/1962 (mã số tại Thư viện Quốc gia 912D(VH) B105).
Bằng kỹ thuật đồ hoạ hiện đại và chính xác, chúng tôi chồng lớp so sánh bản đồ vệ tinh với bản đồ năm 1962, để thấy khu khách sạn Novotel Ha Noi on the Park đang xây dựng nằm ở vị trí nào trong bản đồ công viên xưa.
Chúng tôi cũng so sánh bản đồ vệ tinh hiện trạng với bản đồ quy hoạch không gian trưng bầy trong triển lãm Quy hoạch xây dựng Thủ đô năm 2001, qua đó so sánh vùng tô mầu đỏ công trình công cộng chỉ khoanh vào khu vực rạp Xiếc.
Chồng lớp bản đồ QH 2001, trích phần Công viên so sánh vị trí vùng tô mầu đỏ công trình công cộng chỉ khoanh vào khu vực rạp Xiếc với ảnh chụp vệ tinh công viên (chụp khoảng 2006).
Bản đồ Hà Nội 1962 / Trang bìa
Chồng lớp so sánh bản đồ vệ tinh (chụp khoảng 2006) với bản đồ năm 1962, để thấy khu khách sạn Novotel Ha Noi on the Park đang xây dựng đang ở vị trí nào trong bản đồ công viên xưa: Nó nằm ngoài ký hiệu đất công cộng đã khoanh khu rập Xiếc trong bản đồ Quy hoạch sử dụng đất trưng bày tại Quy hoạch xây dựng Thủ đô năm 2001.
>>
- Kiến trúc Hà Nội: loay hoay cân bằng đất và nước
- Bên Hồ Gươm nghĩ về "nguời quét đường"
- "Đánh thức không gian": Chung và Riêng
- "Đánh thức không gian": Không gian 19 - 12
- "Đánh thức không gian": Cải tạo và thay đổi không gian chợ Hàng Bè
- Hình ảnh những thay đổi một góc công viên Thống nhất qua thời gian 1991-2009
- Phiếm luận với các Kiến trúc sư nhân ngày đầu năm
- Đời Ngõ
- Ngày Tết dành cho những ai?
- Nói thật ở làng Việt cổ Đường Lâm…