"Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, như có nhiều đồi núi dốc, bờ biển dài, thường xuyên có mưa bão gây lụt lội, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nên những kinh nghiệm, phương pháp ở Nhật Bản có thể áp dụng hiệu quả ở Việt Nam", ông Masami Shirato, Thanh tra thi công xây dựng, Vụ Các vấn đề xây dựng, Văn phòng Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (Bộ MLIT) cho biết.
Coi trọng công tác quản lý thi công
(ảnh minh họa)
Nhật Bản có một hệ thống quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ công tác giám sát thi công và cơ cấu hệ thống kiểm tra, như Luật Thúc đẩy đấu thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình công chính, Luật Tài chính công, Luật Thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính... Các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng cho kiểm tra sẽ do các Cục phát triển vùng biên soạn, còn nội dung kiểm tra trong công tác giám sát do cán bộ nhà nước (ở đây là Bộ MLIT) trực tiếp thực hiện.
Ông Masami Shirato cho biết: Ở Nhật Bản, công tác quản lý thi công tại công trường góp phần quan trọng vào đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Quản lý thi công tại công trường gồm giám sát thi công và kiểm tra công tác thi công xây dựng, với những nội dung về sự phù hợp với các điều kiện hợp đồng, tiến trình thi công, độ an toàn lao động. Việc kiểm tra được thực hiện ở những hạng mục cụ thể, từ chất lượng, kích thước của các cấu kiện bê tông đúc sẵn, lắp dựng cốt thép cho kết cấu bê tông cũng như kiểm tra kết quả thực hiện công tác xử lý nền đất yếu, đường kính và chiều dài của các cọc sâu...
Ngoài ra, các vấn đề về sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương hoặc triển khai các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng tình huống có thể xảy ra cũng được tổ chức kiểm tra kỹ lưỡng.
Giám sát thi công công trình do chính cán bộ Bộ MLIT thực hiện bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy (phương pháp sóng điện từ). Phương pháp này cho phép kiểm tra sự bố trí các thanh cốt thép cũng như lớp bê tông bảo vệ, đảm bảo độ bền bằng cách ngăn ngừa các vết nứt và nguy cơ bong tróc bê tông. "Công nghệ kiểm tra truyền thống không thể phát hiện được khoảng cách bố trí cốt thép sau khi đã thi công xong. Trong khi đó, bố trí các cốt thép với khoảng cách phù hợp với các lớp bảo vệ cốt thép là đặc biệt qua trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo cường độ thiết kế" - Ông Masami Shirato chia sẻ.
Chế độ bảo trì nghiêm ngặt
Cũng theo các chuyên gia Nhật Bản, ở đất nước mặt trời mọc, bảo trì được coi là một trong những khâu đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng, tăng cường độ bền của công trình cũng như giảm thiểu chi phí vận hành. Bảo trì được quy định chặt chẽ bằng hệ thống các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc chủ sở hữu và người sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì và cập nhật thường xuyên cần phải tuần thủ về công trình. Khi một khiếm khuyết về công trình được phát hiện thì chủ sở hữu (hoặc người sử dụng) phải khẩn trương sửa chữa và báo cáo kết quả với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra.
Việc bảo trì định kỳ sẽ do người có trình độ chuyên môn thực hiện và đều được báo cáo đầy đủ với cơ quan chức năng. Công tác bảo trì được thực hiện đối với tất cả các hạng mục như phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước, điều hòa cũng như các thiết bị điện... Người kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra chi tiết đến từng bộ phận cần bảo trì và chịu trách nhiệm đối với kết quả công tác bảo trì đó.
Ông Abe Shuji - chuyên gia của tổ chức Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: Để việc bảo trì được thuận lợi thì chủ công trình cần phải chú trọng đến thiết bị bảo trì, thiết bị thời tiết cũng như chú ý đến thiết kế, vì vòng đời của các thiết bị và vật liêu hoàn thiện ngắn hơn so với các hạng mục khác.
"Chúng tôi có lời khuyên cho Việt Nam nên xem xét hệ thống toàn diện về bảo trì cho các hạng mục công trình như phòng chống cháy, điện, hệ thống thang máy..., bao gồm cả hệ thống chứng chỉ cho người giám sát điện và những người kiểm tra chuyên môn khác, đồng thời kết quả kiểm tra nên được báo cáo với cơ quan chức năng để đảm bảo yêu cầu chất lượng của công tác bảo trì" - ông Abe Shuji góp ý cho các nhà quản lý ngành Xây dựng Việt Nam.
Thời gian qua, Bộ MLIT và JICA đã giúp đỡ Việt Nam trong việc triển khai nhiều Dự án quan trọng như: Dự án Xây dựng năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị, Dự án phát triển nguồn ngân lực cho các công ty cấp nước đô thị Miền Trung và đặc biệt là Dự án "Tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng xây dựng" được triển khai từ tháng 6/2010 đến nay. Dự án “Tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng xây dựng” với các mục tiêu chính là tăng cường chất lượng cho các công trình xây dựng tại Việt Nam thông qua việc thiết lập các phương thức quản lý hiệu quả nhằm cung cấp các nguyên tắc chung cho việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam. |
Trần Đình Hà
- Đào tạo Thạc sĩ Quy hoạch Quản lý Giao thông Vận tải - bằng cấp Đức, cơ hội học bổng 6 tháng tại Đức
- Kỹ sư xây dựng là trung tâm của sự phát triển cơ sở hạ tầng
- Công ty Turner tròn 112 tuổi
- Chọn giải pháp BIM tối ưu cho nhà thầu xây dựng
- Xã hội hóa giám định tư pháp về xây dựng
- Lấn cấn quản lý chất lượng công trình
- Nhà thầu: Chọn ai, ai chọn?
- Kỹ thuật phá hủy tòa nhà mới của Nhật Bản
- Khó đánh giá năng lực nhà thầu xây dựng
- Kỹ sư cầu đường và những chiếc cầu đi vào lịch sử thế giới