Giao thông trục đứng là yếu tố cốt lõi trong việc vận hành dòng lưu chuyển của tòa nhà và có tác động lớn đến hành trình hàng ngày của người sử dụng. Giải pháp cho việc thiết kế và lắp đặt thang máy sao cho đồng bộ, hiện đại, đồng thời thể hiện tư duy kiến tạo đô thị thông minh của các chủ đầu tư luôn là một câu hỏi khó.
Giao thông trục đứng liệu có quan trọng?
Thang máy - “Xương sống” của đô thị
Theo ARC Advisory Group, thế giới hiện có 12 triệu thang máy đang vận hành, vận chuyển hàng tỷ người mỗi ngày, đưa thang máy trở thành một trong những phương tiện di chuyển phổ biến nhất trên toàn cầu. Điều này đề ra câu hỏi về tầm quan trọng của việc hoạch định giao thông trục đứng, hay nói cách khác, đâu là giải pháp cho hệ thống vận hành trục đứng trở nên đồng bộ, hiện đại, giúp việc di chuyển của hành khách an toàn, tiện lợi và đáng tin cậy hơn.
Ông Tạ Huy Vũ (ảnh bên) - Tổng giám đốc Schindler Việt Nam, thuộc top 3 hãng thang máy lớn nhất thế giới - cho biết, khi lên phương án thiết kế thang máy cho tòa nhà, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố bao gồm nhu cầu của khách hàng, mật độ người sử dụng, tần suất sử dụng dự kiến, trọng lượng, vận tốc, thời gian chờ, và các phương án tối ưu không gian khi lắp đặt… Đồng thời, những yếu tố kể trên phải đảm bảo sự an toàn, hiệu quả vận hành, tiết kiệm năng lượng, và không gian xanh cho tòa nhà.
“Hoạch định dòng lưu thông của tòa nhà luôn là một bài toán phức tạp, đòi hỏi năng lực chuyên môn cao trong việc thiết kế, thiết lập quy trình lắp đặt và vận hành, từ đó mới có thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động của tòa nhà, mang đến cho hành khách những trải nghiệm di chuyển êm ái, an toàn và hiệu quả vận hành cao cho các chủ đầu tư”, ông Tạ Huy Vũ khẳng định.
Theo quyết định 6179 và 6439 của Chính phủ vào những năm 2017-2018, các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, TP. Đà Nẵng đang được đầu tư xây dựng để chuyển mình thành các Đô thị thông minh (Smart City). Do đó, việc ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại vào các giải pháp di chuyển càng là yếu tố tiên quyết để xây dựng các đô thị thông minh.
Giải pháp di chuyển trong đô thị thông minh
Cùng với sức ảnh hưởng của Internet kết nối vạn vật (IoT - Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), yếu tố “thông minh” không còn là điều quá xa vời đối với các giải pháp di chuyển trục đứng. Mức độ ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống vận hành thang máy thể hiện tư duy tiên phong của chủ đầu tư, đồng thời phản ánh mức độ hiện đại, thông minh của một tòa nhà.
Đơn cử nhiều năm trước, trải nghiệm di chuyển thang máy bao gồm việc chờ thang, bước vào xe thang, bấm chọn tầng di chuyển; thì hiện nay, một số hệ thống thang máy thế hệ mới mang đến trải nghiệm thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian chờ và rút ngắn hành trình di chuyển của người sử dụng. Cụ thể năm 2009, Schindler cho ra mắt công nghệ quản lý điểm đến thông minh PORT (Personal Occupant Requirement Terminal). Công nghệ này tạo ra sự cách mạng về chuyển dịch trong các tòa nhà vào thời điểm lúc bấy giờ. PORT là hệ thống “điều hành điểm đến” thế hệ thứ ba được Schindler phát triển và đi tiên phong.
Một thành phố “kết nối kỹ thuật số”
Với lập trình thông minh, thiết kế số điểm dừng trung gian ít hơn, kết hợp với cơ sở dữ liệu người dùng giúp tăng tính bảo mật và khả năng tùy biến cao trong việc điều tiết lưu thông tại các tòa nhà với độ phức tạp ngày càng cao. Công nghệ thông minh PORT đến năm 2014 tiếp tục được “ông lớn” này phát triển kết hợp với ứng dụng trên điện thoại di động mang tên myPORT, cung cấp một trải nghiệm hoàn toàn mới cho người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển trong tòa nhà mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, sự tiện lợi và nhanh chóng.
Luôn đón đầu các xu hướng công nghệ, Schindler mới đây vừa ra mắt một giải pháp toàn diện cho việc quản lý và giám sát thang máy dựa trên nền tảng IoT đầu tiên tại Việt Nam - Schindler Ahead. Mỗi thang máy được kết nối với nền tảng điện toán đám mây cung cấp chi tiết tình trạng của thang dưới dạng số liệu thống kê, phân tích chuyên sâu theo thời gian thực. Trong trường hợp phát sinh sự cố, thông tin sẽ được cập nhật ngay đến cho đội ngũ kỹ thuật viên của Schindler. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng dự báo lỗi, giúp Schindler chủ động ngăn ngừa sự cố, tăng tính ổn định của thang máy.
Đại diện Schindler Việt Nam, ông Tạ Huy Vũ khẳng định, với giải pháp vận hành thang trên nền tảng IoT chưa từng có tại Việt Nam, doanh nghiệp hướng đến việc cung cấp một giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo sự an toàn, tính tin cậy, và hiệu quả tối ưu dòng lưu thông trục đứng, góp phần kiến tạo các đô thị thông minh trong tương lai.
Bảo Hoàng
(Doanh Nhân Sài Gòn)
- Không khí sạch nơi công sở giúp nâng cao năng suất làm việc
- Nếu nghĩ trồng cây trong nhà có thể lọc sạch không khí, bạn đã sai
- Tái chế rác thải nhựa để làm đường không ổ gà
- Bài học kinh nghiệm từ dự án trình diễn về tiết kiệm năng lượng
- Panasonic khai trương Khu vực trưng bày Giải pháp không khí toàn diện tại Việt Nam
- Khảo cổ học từ không gian
- Sử dụng vật liệu lợp mái tốt nhất trong điều kiện khí hậu nóng
- Các giải pháp kiến trúc chống tiếng ồn giao thông đô thị ở Việt Nam
- Chống nóng cho công trình: Cần quan tâm ngay từ khâu thiết kế
- Xây nhà bằng chai nhựa, ý tưởng "điên rồ" có thể cứu thế giới