Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Công nghệ Giải pháp Kiến trúc tường mành kính

Kiến trúc tường mành kính

Viết email In

Ở các thành phố lớn, hiện đại, rất nhiều các tòa kiến trúc cao tầng sử dụng kết cấu ''tường kính'' đẹp và mới lạ này.

Vật liệu truyền thống để xây dựng tường bao phần lớn thường là các tảng đá hoặc các viên gạch. Hiện nay còn có thêm loại gạch bê tông và các loại gạch rỗng ruột, chúng không chỉ có tác dụng phân chia không gian mà còn có thể đỡ được trọng lượng của mái và phần thân nhà. Những bức tường được xây bằng gạch, đá hoặc bê tông thường rất nặng, độ dày của bức tường là 24cm, nếu chiều cao của bức tường là 3m, chiều rộng là 1m thì trọng lượng của nó đạt đến 1,5 tấn, vừa rất nặng nề mà tiến độ thi công cũng chậm.

Quá trình

Trong kiến trúc hiện đại, đặc biệt là các kiến trúc cao tầng hay các kiến trúc công cộng có quy mô lớn, tường bao bên ngoài của các công trình này đa phần đều rất nhẹ, vì độ cứng của mỗi viên gạch không thể đỡ nổi trọng lượng của mấy chục tầng. Cho nên, nếu tường bao phía ngoài chỉ dùng để bảo vệ và ngăn chia không gian thì nên chọn sử dụng các vật liệu nhẹ để giảm bớt trọng lượng của toàn bộ công trình. Bức tường bao này giống như một tấm màn sân khấu vừa mỏng vừa nhẹ, được gọi là ''tường mành'', nếu vật liệu tường mành là kính thì nó được gọi là ''tường mành kính''.

Trước đây, tường kính chỉ được sử dụng ở một bộ phận của các công trình kiến trúc. Năm 1910, lần đầu tiên ở Đức, người ta đã dùng một tấm kính lớn để làm mặt bên của một nhà máy công nghiệp, điều này được đánh giá là thể hiện được phong cách kiến trúc hiện đại. Nhưng loại tường kính đầu tiên vào thời điểm đó chỉ được làm từ loại kính bình thường, khả năng cách nhiệt kém, mùa hè trong phòng rất nóng, mùa đông rất lạnh.

Năm 1952, một tòa nhà cao 22 tầng ở New York Mỹ lần đầu tiên người ta sử dụng kính để xây toàn bộ tường bao phía bên ngoài tòa nhà. Loại kính được sử dụng lúc ấy đã được trộn thêm một số khoáng chất, không chỉ làm cho kính có nhiều màu hơn mà còn có thể ngăn chặn được bức xạ của mặt trời, không cho ánh sáng mặt trời phản xạ vào trong phòng vào mùa hè, cũng không cho nhiệt độ trong phòng bị tỏa ra ngoài vào mùa đông, vì vậy nó có tác dụng giữ nhiệt nhất định. Đây chính là loại tường kính đời thứ hai.

Năm 1982, một viện thực nghiệm điện thoại ở Bair, Mĩ đã cho xây dựng một toà nhà kiến trúc cao tầng ở bên hồ, sử dụng ''Gương kính'' để làm tường bao mặt ngoài và đã đem lại hiệu quả rất tốt: Mặt ngoài của toà nhà trông gương như một tấm phông có màu như bạc khổ lớn được dựng ở bên hồ, phản chiếu cảnh sắc đẹp đẽ của mặt hồ.

Ưu – nhược điểm

Cùng với việc chất lượng của keo dính silic xeton đạt được những bước tiến mang tính đột phá, tường kính ngày càng được các nhà kiến trúc sư và người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng kiến trúc sử dụng tường kính cũng có một số nhược điểm. Ví dụ như khi thiết kế một số nhà cao tầng, do sử dụng quá nhiều tường kính làm cho khả năng tản nhiệt ở tường phòng kém, điều này đã biến căn phòng trở thành một ''buồng giữ nhiệt'', vì vậy phải sử dụng điều hòa để làm cho nhiệt độ trong phòng hạ xuống, như vậy sẽ làm tiêu tốn rất nhiều điện năng. Đồng thời, do tính phản quang của loại tường kính rất lớn, khiến cho độ ô nhiễm ánh sáng phản quang trong thành phố trở nên phổ biến, gây ra nhiều nguy hiểm đối với an toàn giao thông và còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân.

Làm thế nào để bức tường bao của một công trình kiến trúc vừa nhẹ, chống được động đất, cản sức gió, lại vừa giảm được ô nhiễm ánh sáng và những hao tổn năng lượng dùng cho máy điều hoà? Các chuyên gia cho rằng, việc các công trình kiến trúc sử dụng loại tường kiểu mới này để thay thế cho tường bao sử dụng các nguyên liệu truyền thống thành là sản phẩm và xu thế tất yếu của kỹ thuật và công nghệ kiến trúc phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20. Nhưng loại tường này không chỉ toàn làm bằng kính, trên thế giới hiện nay đã xuất hiện loại tường kính có khung làm bằng thép nhẹ, loại tường này sử dụng các miếng thép mỏng làm vật liệu chủ yếu, cấu kiện được tạo thành sau khi cán lạnh, tổ hợp xong có thể chế tạo thành hệ thống giá đỡ có khả năng chịu được ngoại lực tương đối tốt, hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao. Hiện nay, loại vật liệu này đang được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ, Tuy nhiên tường kính không phải không còn chỗ sử dụng. Nếu sử dụng hợp lí thì vẫn có thể ứng dụng trong một số vị trí thích hợp của kiến trúc hoặc vẫn có thể bố trí hợp lý trong quần thể kiến trúc, đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc làm nổi bật kiến trúc của công trình.

Gương kính không giống những loại kính khác, nó sử dụng công nghệ chế tạo tăng nhiệt, phun sơn, trao đổi ion, hút chân không và công nghệ mạ hoá học. Người ta mạ một mặt của tấm kính bằng đồng, crôm, niken, sắt, vàng, tạo nên một lớp màng mỏng có màu như có màu vàng, bạc, đồng cổ, màu xanh... có khả năng phản xạ lại tia sáng mặt trời, đồng thời nó cũng giống như một tấm kính có thể phản xạ lại tia sáng và bức xạ nhiệt, có tác dụng cách nhiệt rất tốt. Các loại gương kính có màu sắc, độ dày và số lớp khác nhau thì khả năng cho ánh sáng mặt trời đi qua cũng không giống nhau. Ví dụ loại kính bình thường có độ dày 6mm có thể cho 78% ánh sáng mặt trời đi qua, còn gương kính có độ dày tương tự thì cho 26% ánh sáng mặt trời đi qua. Loại gương kính hai lớp thì cho 9% ~ 20% nhiệt lượng đi qua, như thế nó có thể phản xạ được phần lớn nhiệt lượng bên ngoài phòng vào mùa hè, và cũng có thể phản xạ được nhiệt độ trong phòng vào mùa đông để giữ cho nhiệt độ ở trong phòng luôn ấm. Vì vậy, tuy độ dày của kính chỉ là một phần mấy chục của độ dày tường gạch, nhưng khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt lại tốt hơn tường gạch. 

(Theo Người Đô thị)

 

Lời bình  

 
0 # mrnhantran 06/12/2011 18:39
Hay thật, vật liệu từ kính - gương kinh - tường mành kính hiện đại là quả một quá trình chứ không đơn giản.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo