Các thành phố của thế kỷ 21 sẽ được định nghĩa bằng truy cập Internet và băng thông rộng, với khả năng kết nối ảo bất kỳ thứ gì như ô tô, bệnh viện, tòa nhà, năng lượng, thiết bị gia dụng và trường học vào mạng...
Cisco và Tập đoàn M&C, Tập đoàn phát triển địa ốc hàng đầu tại Việt Nam vừa qua đã ký kết biên bản ghi nhớ cùng hợp tác xây dựng các cộng đồng kết nối thông minh và bền vững tại Việt Nam, mở đầu cho việc xây dựng các cộng đồng được kết nối tại Việt nam.
Theo biên bản Ghi nhớ trên, Cisco và Tập đoàn M&C sẽ cùng thảo luận về tư vấn thiết kế, triển khai và thực thiện các giải pháp về Cộng đồng Thông minh và được Kết nối của Cisco cho các hoạt động phát triển địa ốc chiến lược M&C. Đây cũng được xem là sự hợp tác mở đường cho xu hướng tích hợp các công nghệ kết nối thông minh vào các công trình địa ốc tại Việt Nam.
Dự kiến, các giải pháp về Cộng đồng Thông minh và Được Kết nối của Cisco sẽ chính thức được áp dụng đầu tiên tại dự án Cao ốc Sài Gòn M&C. Toà cao ốc này gồm 41 tầng với tổng diện tích sàn là 150.000 m2 với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý 4 năm 2011. Khi được hoàn thiện, Cao ốc Sài Gòn M&C sẽ trở thành tòa nhà công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam gồm cả khu nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại.
Bình luận về sự hợp tác trong việc đưa Cao ốc Sài Gòn M&C thành toà nhà công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam, ông Hoàng Huy, Phó Giám đốc Điều hành Cao cấp của Công ty M&C cho biết, sẽ mất khoảng 1-3 triệu USD để đầu tư cho công nghệ kết nối thông minh tại cao ốc Sài Gòn M&C. Ông Huy cũng cho biết thêm dự án Cao ốc Sài Gòn M&C là mô hình hợp tác thí điểm giữa M&C và Cisco, sau đó, với thành công của dự án này, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác trong các dự án khác tại một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Cao ốc Sài Gòn M&C
Theo chuyên gia của Cisco, với nền tảng công nghệ do Cisco cung cấp, các toà cao ốc của M&C ngoài việc được điều chỉnh thông minh trong nhà ở hay văn phòng, nền tảng còn cho phép việc kết nối thông tin của tòa nhà tới từng cư dân và văn phòng. Chẳng hạn như thông báo dịch vụ cá nhân tới từng cư dân trong tòa nhà, hay việc mua hàng trong khu trung tâm thương mại sẽ cho phép khách không phải xách đồ theo mà hệ thống tự nhận biết bằng mã số cá nhân (ID) của khách để chuyển hàng đã mua về nơi đậu xe hay một nơi mà chỉ có chìa khóa của khách mới mở được.
Ngoài việc ký biên bản ghi nhớ với M&C để cùng xây dựng các toà nhà kết nối thông minh, Cisco còn dự định sẽ tiếp xúc với lãnh đạo một số tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam để xây dựng thành phố kết nối thông minh trê nền tảng công nghệ của Cisco. Trước mắt, vào cuối năm nay, lãnh đạo của Cisco sẽ tiếp xúc với các quan chức cấp cao của thành phố Đà Nẵng để xúc tiến triển khai dự định trên.
Theo bình luận của một quan chức Cisco, việc đi tắt đón đầu để xây dựng thành phố với các cộng đồng được kết nối thông minh tại Việt Nam là hoàn toàn có thể được.
Cisco cũng đưa ra dự báo, trong vòng 5 năm tới, sẽ có thêm khoảng 700 triệu người tại các thành phố trên thế giới, và tới năm 2050, sẽ có thêm ít nhất 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người. Xu thế đô thị hóa này đem lại nhiều triển vọng lớn cho việc xây dựng các thành phố với các cộng đồng kết nối thông minh. Các thành phố của thế kỷ 21 sẽ được định nghĩa bằng truy cập Internet và băng thông rộng, với khả năng kết nối ảo bất kỳ thứ gì như ô tô, bệnh viện, tòa nhà, năng lượng, thiết bị gia dụng và trường học vào mạng.
Video (nguồn: Youtube.com):
- Sống xanh
- Xu hướng sử dụng Kính tiết kiệm năng lượng trong xây dựng
- Những ngôi nhà Passivhaus đầu tiên trên thế giới
- Ý tưởng Green Float - thành phố phi cacbon trên biển
- Bản chất công trình xanh là tiết kiệm năng lượng
- Ý tưởng xanh "áp đảo" tại World Expo 2010
- Công trình xanh: Vì sao ít?
- "N trong 1" với thiết kế của Boxetti
- MiniHome - ngôi nhà di động thân thiện với môi trường
- Khuynh hướng kiến trúc thân thiện với môi trường