Ashui.com

Saturday
Nov 23rd
Home Dự án Tư vấn thiết kế Bình Thạnh House

Bình Thạnh House

Viết email In

Thiết kế: KTS. Võ Trọng Nghĩa + KTS. Shunri Nishizawa + KTS. Daisuke Sanuki (công ty Võ Trọng Nghĩa Architects và công ty Sanuki Nishizawa Architects)
Quy mô: 6 tầng
Diện tích sử dụng: 500 m2 
Địa chỉ: quận Bình Thạnh, TPHCM  

 

 

Đón được ánh sáng mỗi sớm mỗi chiều, đồng thời hiệu quả ánh sáng qua những khối bê tông còn tạo thành bóng đổ đẹp mắt, công trình này gợi nhơ một tác phẩm nổi tiếng của bậc thầy kiến trúc Le Corbusier: Shodan House được xây dựng ở Ahmedabad (Ấn Độ) năm 1956 – một mẫu mực về nhà ở bằng bê tông. 

Yêu cầu của chủ đầu tư đặt ra với các kiến trúc sư Việt – Nhật là một ngội nhà cho hai gia đình – thật ra là một gia đình ba thế hệ: ông bà sẽ sử dụng hai tầng dưới, vợ chồng người con và đứa cháu sẽ ở hai tầng trên cùng, ở giữa các khu vực riêng ấy là các khối không gian chung. 

Theo thiết kế, các khối riêng tư đều bao quanh phòng ngủ, phòng dành cho khách, bếp, phòng tắm giặt, vệ sinh… Ở khu vực chung cũng có phòng tiếp khách riêng cho mỗi gia đình, và đây là không gian tiếp cận hoàn toàn với thiên nhiên, khi các cửa kính ngăn các phòng khách và khoảng sân vườn được mở ra. Thêm vào đó, nhờ các block bằng bê tông đúc sẵn mà ánh sáng trời luôn chan hòa các khoảng sân vườn mặt trước và sau ngôi nhà cũng như tạo được hiệu quả ánh sáng cho các không gian. 

 

 

 

Bắt tay nghiên cứu công trình này, các kiến trúc sư tìm thấy một yếu tố “trời cho”: ngôi nhà tương lai sẽ nằm cận kề sông nước và một công viên xanh tươi quanh năm – điều đó khiến họ đi tới giải pháp về một ngôi nhà thông thoáng tự nhiên, sử dụng tối đa ánh sáng và khí trời. Và đó còn là một kiến trúc của vùng nhiệt đới, gần gũi với người Việt, có hình khối được thiết kế hợp lý, luôn thoáng đãng nhưng vấn ngăn được bức xạ mặt trời và những cơn mua nặng hạt, đồng thời đảm bảo an toàn và sự riêng tư cần thiết cho gia chủ. 

Trên cơ sở đó, các kiến trúc sư đã quyết định sử dụng những khối bê tông đúc sẵn cho công trình – mỗi khối có chiều ngang 60cm, cao 40cm; nhờ cách làm này ngôi nhà luôn đón được ánh sáng đẹp mỗi sớm mỗi chiều, đồng thời hiệu quả ánh sáng qua những khối bê tông còn tạo bóng đổ huyền ảo, gợi nhớ ngôi nhà Shodan nổi tiếng. 

Giản dị, ngôi nhà bê tông này có một kiến trúc mới mẻ, không lại bất kỳ hình ảnh nào đã có trước đây nhưng vẫn quen mắt với người Việt. Một công trình xanh, gắn bó với thiên nhiên, được xây dựng với vật liệu hoàn toàn địa phương, phù hợp với sự phát triển của các đô thị lớn tại Việt Nam. 

 

 

 

 


Mặt bằng tầng trệt 


Mặt bằng tầng 1 


Mặt bằng tầng 2 


Mặt bằng tầng 3 


Mặt bằng tầng 4 


Mặt bằng tầng 5 


Mặt cắt 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Lời bình  

 
-3 # kts Nguyen Quoc Duy 19/07/2013 15:32
Trước tiên, 3 nút giao thông đan chéo nhau hình tam giác xét theo tâm lí học không gian là tạo nên sự bất ổn. Bạn thử nghĩ coi bạn ngồi yên tĩnh thế nào được giữa 3 nút giao thông căng nhau hình tam giác của phòng khách?
Thứ hai, các khổi bêtông trần vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi cho các công trình... tôi thấy trong công trình này, các khối bê tông trên trần nhà và vách nhà làm cho người ta có cảm giác u ám và phát sợ. Nên nhớ rằng ai cũng muốn mặc quần áo chứ không ai muốn ở trần cả.
cuối cùng, cái nhìn của võ trọng nghĩa về thiên nhiên thiệt là không đầy đủ. nếu ta phân thiên nhiên ra từng ô nhỏ thì nó mất tính tổng thể
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+6 # Trần Nhật Minh 28/07/2013 20:21
Tadao Ando , Lecorbusier , v.v mỗi người có một phong cách riêng . và tôi nghĩ Võ Trọng Nghĩa cũng như vậy . Công năng trong mỗi căn nhà ko thể nào hoàn hảo hết đc . cũng như trường phái "Giải tỏa kết cấu" người ta chấp nhận khó khặn bin bố công năng nhưng bù lại họ sẽ có những không gian, hình khối đẹp, những hiệu ứng ánh sáng diệu kì .. là một SV . tôi mong muốn nền kiến trúc VN phát triển, mong muốn có càng nhiều con người như Võ Trọng Nghĩa .
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Anhnhat 29/08/2013 21:32
Đúng vậy.ko có công trinh nào hoàn hảo cả,kts võ trong nghĩa mất 1 quãng đường rất dài mới dx như hôm nay ko phai ngày 1 ngay 2 ,những công trinh của anh cung vậy,sẽ mất nhiều thời gian để đạt đên mưc tinh tế,dù sao kts nghia cũng là 1 người đáng đe giới kts trẻ hoc tập
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # kts.Lu Trong Nghia 18/10/2013 21:41
Ý tưởng của a rất hay.....nếu chăm chút thêm các yếu tố riêng tư thì công trình này quá tuyệt vời...cái cách mà a đặt những lam lấy sáng và thông gió mình rất thích.....nhìn có chút gì đó giống với lam của Dinh Độc Lập....good!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # sơntiger 25/02/2014 15:39
Mình đồng ý với ý kiến của KTS Nguyễn Quốc Duy:
1. Bố trí cầu thang tại phòng khách rất bất hợp lý, làm cho phòng khách như là một sảnh chờ.
2. Giữa trần nhà và môi trường xung quanh không có sự hòa hợp.
3. Nhìn ngôi nhà quá nặng nề vì những khối bê tông. Bố trí như thế này ở một nơi diện tích lớn hơn thì hợp lý hơn
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...