Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Phản biện VUSTA: Thận trọng với đồ án Quy hoạch chung Hà Nội

VUSTA: Thận trọng với đồ án Quy hoạch chung Hà Nội

Viết email In

Theo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” của liên danh tư vấn nước ngoài PPJ thiếu tính khả thi, có thể gây những hậu quả không đáng có. 

Ngày 7/9, VUSTA đã có văn bản chính thức gửi Văn phòng Trung ương Đảng nêu ý kiến của cơ quan này đối với “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, văn bản đưa ra 9 vấn đề cần cân nhắc, đồng thời đề nghị VUSTA được “vào cuộc” để tham gia làm một trong các bên của Việt Nam phản biện độc lập cho Đồ án (thay vì chỉ có hai cơ quan phản biện nước ngoài như hiện nay).

Theo VUSTA, đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 là một công trình lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực… song lại được lập trong trong thời gian quá ngắn. Vì thế, việc thực hiện đồ án này có thể gây nhiều bất ổn xã hội liên quan đến đất đai, sinh kế, các dự án đã định hình, môi trường tự nhiên và xã hội, văn hoá, tín ngưỡng…. Nếu không có các định hướng giải pháp phù hợp, đồ án này không những không đáp ứng được lợi ích đáng có mà còn đi ngược lại lợi ích hợp lý của cộng đồng. 

  • Ảnh bên : Trục Hồ Tây - Ba Vì chưa nhận được sự đồng thuận của Vusta (Ảnh: Việt Hưng /VnEconomy)

Văn bản này của VUSTA cũng nhận định: Đồ án được lập thiếu các căn cứ, khoa học từ các dự báo phát triển kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến dự báo phát triển lĩnh vực xã hội về phát triển dân số, giáo dục, y tế, thể thao… Từ đó dẫn đến định hướng phát triển, quy mô, tính chất về các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội… thiếu tính thuyết phục, thiếu khả thi và không có tính bền vững. 

VUSTA cũng nhấn mạnh: Ba Vì là khu sinh thái lớn, lá phổi quý báu của Hà Nội, có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, vì vậy cần phải gìn giữ, bảo vệ. Không nên dành quỹ đất ở đây cho việc xây dựng. 

Theo các nhà khoa học thuộc VUSTA, trên cơ sở nghiên cứu chỉnh trang đồng bộ, điều chỉnh quy hoạch đã có để khu vực hồ Gươm xứng đáng là khu trung tâm hành chính, chính trị và lễ hội của thành phố. Một số Sở khác cải tạo nâng cấp, số còn lại xây mới tại khu vực đô thị mới Tây Hồ Tây. Khu Tây Hồ Tây là yếu địa quốc gia cần được quản lý chặt chẽ, kế thừa ưu điểm của các đồ án quy hoạch đã nghiên cứu tránh tình trạng giao trắng cho người nước ngoài tự quyết các chức năng nhiệm vụ vì bất cứ lý do gì… 

Trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, VUSTA kiến nghị: Chưa thông qua “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”; cần hoàn chỉnh, bổ sung lấy ý kiến thống nhất để trình duyệt. Đồng thời khi có đồ án chính thức đề nghị giao cho VUSTA tham gia làm một trong các bên của Việt Nam phản biện độc lập. 

9 điểm cần cân nhắc trong đồ án Quy hoạch chung Hà Nội:

1. Tầm quan trọng của Đồ án đối với tính ổn định xã hội;
2. Sự phù hợp của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô;
3. Trung tâm Hành chính Quốc gia và Trung tâm hành chính của TP Hà Nội;
4. Định hướng phát triển nhà ở;
5. Định hướng phát triển công nghiệp;
6. Định hướng phát triển giao thông;
7.Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng lối sống và văn minh đô thị;
8. Những vấn đề liên quan đến môi trường;
9. Quản lý đô thị 

Bích Ngọc - Mạnh Đồng (Báo Đất Việt)



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo