Italy sẽ tập trung nỗ lực để hoàn thành việc trùng tu thành phố thời La Mã cổ đại Pompeii. Đây là tuyên bố do Bộ trưởng Văn hóa Italy, ông Massimo Bray đưa ra hôm 30/6, sau khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) yêu cầu đẩy nhanh tiến độ trùng tu khu di tích nổi tiếng này.
Thành cổ Pompeii, một trong những biểu tượng của Italy, đã bị tàn phá do núi lửa phun trào cách đây gần 2.000 năm. Thế nhưng, dung nham của núi lửa lại giữ cho các kiến trúc của thành phố sự nguyên trạng. Do việc trùng tu thành cổ này chưa được chính quyền Rôma coi trọng, trong cuộc họp hồi tháng 2, UNESCO đã tỏ ý lo ngại về sự xuống cấp của khu di tích này.
Theo ông Massimo Bray, từ nay đến cuối năm, Chính phủ Italy sẽ thông qua các biện pháp bảo tồn và phục chế thành phố Pompeii. Các chuyên gia cũng hứa sẽ hoàn thành công tác trùng tu vào tháng hai năm sau. Khoảng 105 triệu euro sẽ được chi cho công trình này, trong đó 41,8 triệu euro do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.
Mục đích của việc trùng tu là hạn chế sự xuống cấp của các công trình cổ kính của thành cổ Pompeii hơn 2.000 năm tuổi, phục chế lại bức tranh tường nổi tiếng Pompeiii và tăng cường hệ thống camera giám sát.
Từ nay đến năm 2015, sẽ có 39 di tích của Italy hoàn thành việc trùng tu và mở cửa đón du khách. Ủy ban châu Âu hy vọng sau khi công tác trùng tu hoàn thành, thành cổ Pompeii sẽ đón khoảng 2,6 triệu lượt khách tham quan vào năm 2017 so với con số 2,3 triệu du khách hiện nay.
Theo sử sách, thành phố Pompeii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng trên một diện tích 44 hécta, về sau trở thành "câu lạc bộ" của những người giàu có. Người dân ở thành phố này khi đó tin rằng núi lửa Vesuvius đã ngừng hoạt động nên an tâm sinh sống dưới chân ngọn núi lửa này.
Đến năm 79 sau công nguyên, thành phố này bốc chốc bị hủy diệt khi núi lửa Vesuvius bất ngờ hoạt động trở lại. Trong số 25.000 dân của thành phố này, có khoảng 2.000 người không chạy kịp và bị chôn vùi dưới lớp tro bụi dày và nham thạch. Cùng với thời gian, thành cổ Pompeii dần bị quên lãng.
Thành phố thời La Mã cổ đại này chỉ được tìm thấy một cách tình cờ vào cuối thế kỷ 16 khi một nông dân đào kênh dẫn nước. Nhưng mãi đến những năm 1860, công tác khai quật thành cổ Pompeii mới chính thức được tiến hành một cách có hệ thống.
Ngày nay, du khách đến đây có thể thấy rất nhiều xác chết, được bảo quản bởi lớp nham thạch. Bên trong hệ thống tường thành là nhiều tòa nhà lớn, hệ thống giao thông, nhà hát, sân vận động.../.
- Nâng cấp giao thông đô thị, tiết kiệm 70.000 tỷ USD
- Singapore nghiên cứu việc chống lũ lụt cục bộ ở đô thị
- Liên hiệp quốc: Thế giới chưa sẵn sàng đối phó đô thị hóa nhanh chóng
- Travel+Leisure: Bangkok là thành phố tốt nhất thế giới năm 2013
- Woodlands Xchange đạt chuẩn Cửa hàng sinh thái đầu tiên của Singapore
- Singapore tìm kiếm không gian sống trong lòng đất
- Thêm 19 di sản thế giới được UNESCO công nhận
- Tỷ phú giàu nhất Trung Đông lên kế hoạch xây tòa nhà cao nhất thế giới với 1.6 km
- Đảo quốc Singapore chìm trong màn khói mù dày đặc
- Mexico: Phát hiện thành phố 1.400 tuổi nằm sâu trong rừng