Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc về vai trò của đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội trong công cuộc giữ gìn và bảo tồn vốn cổ.
Dưới góc độ một nhà sử học ông thấy các vốn cổ có ý nghĩa như thế nào với đời sống hiện đại?
- Vốn cổ hiểu theo nghĩa là di sản (vật thể và phi vật thể) nó vừa cho thấy cái bề dày thời gian của một dân tộc hay một chủ thể văn hoá. Mà bề dày thời gian sẽ tạo nên bản sắc và bản lĩnh của của cái chủ thể văn hoá ấy. Trong thời hiện đại và đang bị cuốn vào trào lưu hiện đại hoá và hội nhập này, những giá trị tinh hoa của nó được coi là cái căn cước của một dân tộc, là sự đóng góp vào tính đa dạng của nhân loại. Đó là những ý nghĩa mang tính lý thuyết. Song với thực tế những giá trị ấy hoàn toàn là những tiềm năng để trở thành những nguồn lực tao nên những giá trị mang lại lợi ích cho một dân tộc hay một chủ thể văn hoá.
Trong dịp Đại lễ này nhiều vốn văn hoá cổ được giới thiệu đến công chúng, theo ông đây có phải là cơ hội làm sống lại những vốn văn hoá cổ của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến?
- Dịp Đại lễ trước hết được nhìn nhận như một cơ hội. Nó vừa tạo ra mối quan tâm chung của toàn xã hội; nó được Nhà nước với nguồn lực đầu tư tạo nên một cú “hích” tác động qua những chủ trương chính sách hay ngân sách để thực hiện được những ý tưởng mà vào những thời điểm khác không có được. Nó cũng tạo ra những nhu cầu, và phát huy những năng lực vốn là tiềm năng nay có điều kiện mang tính khả thi. Nhờ đó có thể những vốn cổ được đánh thức hay phát triển.
Đương nhiên và trước hết là của Thăng Long xưa và Hà Nội nay bao gồm cả một không gian và tiềm năng rộng lớn của Văn hoá Xứ Đoài. Việc di chỉ Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận vào dịp này là một thí dụ. Nhưng vấn đề đánh thức được những giá trị này phải đi đôi với phát huy và phát triển phù hợp với xu thể tạo ra bởi những giá trị hiện đại.
Nghệ nhân ở Sơn Đồng (Ảnh: Hoàng Hà)
Có một thực tế hay diễn ra lâu nay là khi có một sự kiện văn hoá trọng đại nào đó những cái được gọi là vốn cổ thường được sưu tầm, tìm hiểu và dựng lại nhưng sau đó để nó tiếp tục “sống” thì rất khó. Là một nhà sử học, ông nghĩ sao về điều này?
- Vạn vật đều chỉ có thể tồn tại được vì nó có lý do tồn tại. Cái lý do tồn tại đó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển của đời sống đương đại và xu thế hướng tới tương lai. Những giá trị của quá khứ cũng vậy. Ta thường hay nói “cổ” phải đi đôi với “kính”, “cũ” đi đôi với “nát”. Cuộc sống đòi hỏi cả hai lựa chọn: Đào thải và duy trì (ứng với cặp nguyên lý bảo tồn và phát triển).
Tuy nhiên với thiết chế bảo tàng ngay cả những gì không còn đáp ứng với đời sống hiện tại cũng vẫn được bảo lưu như những giá trị lịch sử. Còn đã chấp nhận nhu cầu phát huy thì phải phát triển. Ngoài thị hiếu của những người bình thường tham gia vào quá trình này thì nhà quản lý phải có tầm nhìn và trình độ để xử lý hài hoà mọi nghịch lý liên quan đến những giá trị của quá khứ.
- Ảnh bên: người dân chiêm ngưỡng các cổ vật trong khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (ảnh: TT&VH)
Với Hà Nội, trong dịp Đại lễ này đã giới thiệu đến người xem rất nhiều vốn cổ của một mảnh đất có trầm tích văn hoá như các điệu múa, các làng nghề cổ... Theo ông, sau đại lễ, Hà Nội cần có ứng xử thế nào để bảo tồn và phát triển các vốn cổ đó?
- Đại lễ là một sơ hội để phát hiện cái mới, đánh giá được hiệu ứng của những vốn cổ đó, với người dân thì có thể hết lễ hội là kết thúc; còn với nhà quản lý (trong đó có các nhà nghiên cứu, bảo tồn và soạn thảo chính sách) thì có thể lại là sự bắt đầu. Đúng như nội dung của Đại lễ lần này là “ngàn năm có một” cần phải tận dụng cơ hội này cho những lợi ích lâu dài. Quan sát các quốc gia phát triển, người ta có thể thấy cái nguyên lý vốn được coi là cổ điển “phú quý sinh lễ nghĩa” giờ đây có thể chuyển qua nguyên lý “lễ nghĩa sinh ra phú quý”.
Thu Hiền (thực hiện)
- Thị trường bất động sản: Biến động mang lại nhiều cơ hội lớn
- "Cần tăng quyền cho chủ đầu tư"
- “Hố tử thần” và hạ tầng giao thông
- Quảng Nam phát huy giá trị thiên nhiên, làng nghề
- Các tập đoàn xây dựng đang dẫn dắt quy hoạch
- "Không nên đổ lỗi cho Thông tư 13"
- Người thu nhập thấp được góp vốn mua nhà ở?
- Bờ biển không phải của một nhóm người
- Học làm quy hoạch - phỏng vấn TS Phạm Sỹ Liêm
- Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam: Kiến nghị thông qua đồ án quy hoạch Hà Nội