Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Góc nhìn Thực hư "cơn sốt" bất động sản Đà Nẵng?

Thực hư "cơn sốt" bất động sản Đà Nẵng?

Viết email In
Gần đây trên một vài tờ báo có số lượng phát hành lớn, xuất hiện một số bài viết kinh tế mang dáng dấp PR cho một tổ chức, tập đoàn kinh tế nào đó?

Có thể, trong giờ phút chót này, các đại gia bất động sản đang “bắt tay” với các phương tiện truyền thông cố tung vài chiêu “tẩu vi thượng sách” để rút vốn ra khỏi thị trường, nhường “chổ ngồi” cho những “tay mơ” đang cố ôm mộng làm giàu từ giá đất ảo bấy lâu nay.

Động tác này, không những định hướng dư luận theo kiểu “tung hoả mù” mà còn đem đến cho công chúng những luận cứ chủ quan, thiếu cơ sở, kém hiếu biết và gây bất lợi cho người dân.

Trước hết phải nói đến những bài viết về bất động sản ở Đà Nẵng. Nào là “Bất động sản ở Đà Nẵng vẫn sôi động”, “Đà Nẵng lại sốt đất”, “Đất Đà Nẵng ào ạt tăng giá”, cách giật tít kiểu rao hàng “Sơn Đông mãi võ” đã làm không ít bạn đọc phải phì cười về cách “làm ăn” của một vài tờ báo chính thống hiện nay.

Theo thống kê của CBRE Việt Nam, khách hàng từ Hà Nội mua các dự án biệt thự, căn hộ cao cấp tại Đà Nẵng chiếm tỉ trọng cao nhất, gần 80%, trong khi TP.HCM chỉ khoảng 13%, số còn lại là nhóm nước ngoài, Việt kiều và những người từ các tỉnh, thành khác.

Theo nhận định của một nhà đầu tư cá nhân, giới đầu tư đất ở Hà Nội có nhiều thủ thuật rất tinh vi. Họ có thể bỏ tiền thuê người, giả về hỏi mua đất nền tại các khu vực như người có nhu cầu thật: Đất ven biển Đà Nẵng kéo từ bán đảo Sơn Trà đến núi Ngũ Hành Sơn, đất ở Hoà Xuân bên kia cầu Cầm Lệ, đất ven sông phía Nam cầu Tuyên Sơn, đất khu vực Miếu Bông lên Hoà Tiến,…

Tất cả đều do bọn cò đất, đội quân “mồi giá” từ Hà Nội và TP.HCM “làm xiếc” hàng ngày. Qua mỗi lần như vậy, người bán lại “hét” lên vài giá, thế là giá đất bị “thổi lên” chứ người dân bản địa sống ở Đà Nẵng lấy đâu nhiều tiền để mua với giá ‘cắt cổ’ như vậy?

Vì thế, một phần nguyên nhân dẫn tới việc nhà đầu tư tháo chạy khỏi khu vực này là bởi phần lớn giao dịch đất đai ở những vùng quy hoạch chỉ là giao dịch tạo nhu cầu giả, tức là đầu cơ tích trữ, tự mua đi bán lại với nhau, thậm chí có hiện tượng bố trí giao dịch giả để kích giá đất lên. Ngay tại thời điểm bây giờ, các nhà đầu tư tại Đà Nẵng đã “xả hàng”. Tuy nhiên, họ không dễ gì bán được đất vì không có người mua.

Đất ven biển Đà Nẵng, khu vực Hoà Xuân rớt giá liên tục, các trung tâm dịch vụ bất động sản bắt đầu đóng cửa. Thị trường bất động tai Đà Nẵng lâm vô cảnh chợ chiều, ế ẩm.

Việc thổi phồng giá nhà đất tại Đà Nẵng giống như sự toa rập, kích giá, hùa với một số công ty bất động sản thổi “bong bóng” bất động sản ở Đà Nẵng lên quá ngưỡng kiểm soát.

Đây có thể xem như một tác nhân chính gây nên cơn lạm phát tồi tệ ở Việt Nam.

Trương Văn Khoa (Đà Nẵng)
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo