Trang tin Huffington Post của Mỹ hình tượng hóa giao thông Việt Nam như một đàn cá lớn tràn vào lòng đường, nhảy một vũ điệu hỗn độn. Vũ điệu này lặp lại từng phút trên đường phố, khiến nơi đây trở thành chốn nguy hiểm nhất trên đất nước.
Huffington Post đề cập thêm: Những vấn đề về giao thông Việt Nam tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầy đủ. Đường hẹp, giao thông đông đúc dẫn tới tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm. Xe máy thi nhau xả khói, bóp còi inh ỏi, tràn lên cả vỉa hè. Người lái xe không quan sát khi lao ra đường hoặc rẽ, quay đầu ở các điểm giao cắt.
Cũng theo Huffington Post, người đi bộ trên đường phố Việt Nam giống như đang tham gia chơi phiên bản thực tế của game Frogger (Đưa ếch qua đường). Trong game này, người chơi phải điều khiển cho ếch của mình vượt qua chuỗi các phương tiện giao thông dày đặc. Tương tự như vậy, người đi bộ qua đường ở Việt Nam hết phải tránh xe bus chèn ép, xe máy chen chúc lại tới tránh xe thồ, bán hàng rong.
- Ảnh bên: Giao thông Việt Nam trên ảnh của Reuters
Trong khi đó, trang CBSnews của Mỹ ví giao thông Việt Nam như “địa ngục”, tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào.
Trang này còn viết khi tham gia giao thông Việt Nam, muốn sống sót trở về, cần trang bị còi to, phanh chuẩn và phải gặp cực nhiều may mắn.
CBS mô tả lại tình trạng giao thông ở Việt Nam: rất ít người dừng lại trước đèn đỏ, hồn nhiên ngoặt sang đường, không cần để ý tới phương tiện đang di chuyển phía sau mình. Khoảng cách giữa các phương tiện giao thông chỉ là gang tấc. Nhiều xe không gắn gương vì sợ sẽ hấp dẫn bọn trộm.
Hãng tin BBC của Anh từng ví giao thông Việt Nam nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Số lượng người tham gia giao thông tử vong mỗi năm không khác gì cảnh có một dịch bệnh nghiêm trọng tràn qua đất nước.
Thu Thương (tổng hợp)
[ Chuyên đề: Giao thông đô thị ]
- Keangnam phải cung cấp đầy đủ dịch vụ cho dân
- Keangnam và những cái "nhất" tai tiếng
- Trùng tu di tích đang “có vấn đề”!
- Xử lý ô nhiễm chưa hiệu quả
- Di tích hay phế tích?
- "Đất vàng" Thủ đô sẽ vào tay ai?
- Thực hiện các dự án nhà thu nhập thấp: Mắc cạn!
- Cụm công nghiệp: quá nhiều mà ít hiệu quả
- Cần xác định, xử lý trách nhiệm trong quy hoạch
- Dự án đại lộ Đông Tây: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội TPHCM