Chiều ngày 25/2, cuộc thi kiến trúc nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã được phát động bởi Hội Kiến trúc sư VN, Hiệp hội Bất động sản VN, Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Mục đích của cuộc thi theo tài liệu Ban tổ chức cung cấp nhằm "(1) góp phần thực hiện Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị...; (2) phát huy kinh nghiệm và khả năng của các kiến trúc sư, kỹ sư, các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực thiết kế nhà ở, tạo ra một hoạt động nghề nghiệp mang ý nghĩa xã hội, chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc; (3) chọn ra các mẫu nhà ở phản ánh được xu thế, nhu cầu và điều kiện sống của số người dân có thu nhập thấp ở đô thị để đề xuất áp dụng vào thực tiễn."
Cuộc thi đưa ra hai trường hợp (đề bài) để thí sinh lựa chọn: "(1) đề xuất mới mẫu nhà chung cư không khống chế số tầng, diện tích sàn mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa không quá 70m2; (2) cải tạo mẫu thiết kế đã được xây dựng đối với các doanh nghiệp có dự án nhà chung cư căn hộ cao cấp diện tích lớn có nhu cầu chuyển đổi thành nhà chung cư diện tích nhỏ hơn, nhằm tăng thêm số lượng căn hộ ở mỗi tầng cũng như toàn nhà một cách tích cực, hợp lý và sử dụng hiệu quả..."
Một số ý kiến phản hồi về cuộc thi:
- Để gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay muốn giải phóng hàng tồn kho thì Bộ đề xuất cho phép họ, tùy từng trường hợp cụ thể, được phép chuyển đổi. Đây chủ yếu là những dự án căn hộ cao cấp, có giá bán từ 25-30 triệu đồng/m2. Nhưng tôi nhấn mạnh, không phải dự án nào cũng chia nhỏ được vì việc thay đổi công năng dù chủ đầu tư và các công ty tư vấn thiết kế có cố găng xoay xở để hợp lý thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng căn hộ. Rất may là số dự án hoàn chỉnh kiểu này tồn kho cũng không nhiều. Sợ nhất là những dự án chưa làm được gì đã bán trên giấy hoặc những dự án đang dở dang mới dừng lại ở giải phóng mặt bằng. Đây chính là những dự án cần phải rà soát lại, chuyển đổi, cơ cấu lại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân chưa có nhà ở hiện nay. (Ông Trịnh Đình Dũng / Bộ trưởng Xây dựng)
- Rẻ là việc cần thiết, nhưng phải bố trí/hy sinh ít không gian cho những hoạt động mang tính chất xã hội. Đem lại chất lượng cho cuộc sống của những người ở đó. Chứ không phải là rẻ mà cứ nhét cho tối đa căn họ nọ lên căn hộ kia. Chớ nên nói nhiều làm ít kiểu Việt Nam. Nước ngoài nhiều ví dụ về đề tài này. (KTS Mai The Nguyen / Việt kiều Na-uy)
- Mình còn nhớ những năm 80s khi mà chúng ta thực sự chú ý đến người lao động, người nghèo đã có nhiều cuộc thi nhà ở công nhân, nhà ở nông thôn v.v.. rồi sau đó mọi người lao theo biệt thự, nhà phố thương mại với chung cư cao cấp suốt từ đó đến giờ. (KTS Đỗ Bình Minh / Đại học Kiến trúc Hà Nội)
- Giới học thuật và chuyên nghiệp thiết kế nước ngoài khi đối mặt với vấn đề này họ được hậu thuẫn của toàn bộ hệ thống xã hội, do đó họ huy động được tối đa các nguồn lực. Tuy nhiên chưa bao giờ họ tách riêng và định hướng giải bài toán cho một đối tượng như người có thu nhập thấp. Họ suy nghĩ rằng nếu có thiết kế hợp lý đến mấy, tốt đẹp đến mấy để đáp ứng mọi nhu cầu khả năng cho người có thu nhập thấp thì vô hình trung họ lại dẫm chân lên những sai lầm mang tính bản chất trước kia mắc phải. Vấn đề mang tính bản chất được xác định là sai lầm chính là việc tạo ra sự cô lập, phi dân chủ khi tạo ra bộ phận dân cư có cùng điều kiện sinh và sống. Phát sinh chủ đề đẳng cấp, tầng lớp trong xã hội là rất tiêu cực mà họ đã mất khá nhiều thời gian để loại bỏ. Họ đưa ra khái niệm chất lượng cuộc sống để nâng tầm của các bộ phận dân cư xã hội, dần dần tiếp cận khái niệm phát triển bền vững. Theo quan điểm cá nhân, chúng ta cũng nên xem xét lại chính việc đưa ra tiêu đề, định hướng cho cuộc thi. Nếu mục tiêu sai lầm thì ý nghĩa và khả năng áp dụng, phát triển cũng sẽ gặp thất bại. Không nên đặt vấn đề thiết kế nhà ở cho người có thu nhập thấp. Chúng ta không thể đứng ngoài dòng chảy phát triển của thế giới được. Sẽ thiết thực hơn nếu chúng ta làm việc đó cho nhiều đối tượng dân cư, nhưng tiêu chí sẽ là tiết kiệm chi phí, xanh, sạch, bền vững. Nếu vậy, chúng ta trước hết sẽ nâng cao năng lực tiếp cận khả năng mua hoặc thuê nhà của họ, dần sẽ giải quyết được áp lực nặng nề của quy hoạch lại đô thị, vươn đến các giá trị bền vững khác. (KTS Tran Quang Dinh / Công ty Diaas)
[Thăm dò ý kiến / Ashui.com: Theo bạn, vấn đề nào quan trọng nhất để có nhà giá rẻ?]
(Bảng kết quả thăm dò tính đến hết ngày 25/2/2013)
- Dấu ấn chủ nghĩa biểu hiện trong kiến trúc hiện đại Việt Nam
- Tư duy đối phó
- Để dòng Mekong là tài sản chung
- Những phố "Hàng" Hà Nội đã mất tên
- Bảo tàng ư, để làm gì?
- Đình làng trong tâm thức văn hóa Việt
- Từ quán Starbucks nghĩ đến ngã tư đường
- Khi Sài Gòn là một tính từ
- Sống chung, cái tôi giữa chúng ta
- Ngoài ngõ
Lời bình
Neu giai bai toan 1 cach tong the se giai quyet dc nhieu van de trong kte chinh chi-xhoi. thu hut dc nhieu nguon von tu chinh phu , cac to chuc kinh te ho tro cho nhung du an va kte chinh tri xa hoi. Bien nhung du an, chu truong , nguon von rot ve tu nhieu nguon thanh 1 viec lam cu the va giai quyet dc nhieu van de co lien quan.
Bien nhung du an, de an ve kinh te chinh tri xa hoi cua cac bo ban nganh ko phai chi con nam tren giay va chi mang tinh nganh doc, bien chung thanh hien thuc, ho tro cho nguoi dan, san se ganh nang ve nguon von voi nha dau tu, ho tro cu the dung nguoi co thu nhap thap hon tu dieu tra xa hoi dia phuong. Day la van de mang tinh xa hoi, ko chi don thuon la 1 de tai cua nganh xay dung.
tin bình luận RSS của chủ đề này