Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Góc nhìn Nhiều áp lực trong quản lý đất đai dài hạn ở Việt Nam

Nhiều áp lực trong quản lý đất đai dài hạn ở Việt Nam

Viết email In

Theo các chuyên gia, việc quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai dài hạn tại Việt Nam sẽ gặp phải nhiều áp lực. Cụ thể, PGS.TS Vũ Năng Dũng, Hội Khoa học Đất Việt Nam cho biết hiện tại, dân số nước ta trên 87 triệu người, dự báo đến năm 2049 sẽ là 108 triệu người, đến cuối thế kỷ 21 là 155 triệu người.

Do áp lực về dân số tăng, nên đòi hỏi sẽ phải mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng cơ sở. Ngoài ra, nhu cầu đất đai cho phát triển đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện chỉ chiếm 11,2% tổng diện tích tự nhiên, trong tương lai sẽ tăng gấp đôi. Đến năm 2100, nếu nước biển dâng 75cm, thì diện tích bị ngập ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là 758.000ha. Áp lực về gia tăng nguồn lương thực thực phẩm có chất lượng cao như: gạo, thịt, trứng, sữa, rau quả, nước sạch, môi trường trong lành cũng sẽ là một gánh nặng…

  • Ảnh bên: Đến năm 2100, nếu nước biển dâng 75cm, thì diện tích bị ngập ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là 758.000ha. 

Áp lực về nhu cầu sử dụng đất đai cho phát triển đô thị hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam cũng không hề kém. Theo PGS.TS Huỳnh Đăng Hy, hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đến năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 90m2/người. Năm 2050, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 816.00ha chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên cả nước.

PGS.TS Đoàn Xuân Thuỷ, học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Theo nghiên cứu của ngân hàng Thế giới, chúng ta vẫn đang đối mặt với thách thức đưa thị trường bất động sản phi chính thức còn rất phổ biến vào khuôn khổ chính thức. Thị trường bất động sản phi chính thức hoạt động tốt ở thành thị, nhưng không đáp ứng được các nhu cầu về cung cấp nhà với giá mà đối tượng thu nhập thấp có thể chi trả, nâng cấp dịch vụ, mở rộng thành thị về lâu dài cũng như giải quyết các vấn đề môi trường”. Theo TS Thuỷ, môi trường sử dụng đất đang có xu thế ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy, để thị trường quyền sử dụng đất hoạt động có hiệu quả, cần có quy định bảo vệ sự bền vững môi trường, trong đó, công cụ chính là quy hoạch sử dụng đất phải tính tới tác động của biến đổi khí hậu.

Đưa ra những giải pháp cho quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam, KS Lưu Văn Thịnh, trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm địa chính, tổng cục Quản lý đất đai, bộ Tài nguyên và môi trường nhấn mạnh, việc bố trí đất đai cho các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo: duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích danh thắng nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Ngoài ra, phải bố trí đủ quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ; cần khai thác hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, lấn chiếm...

Thanh Tuyền


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo