Hà Lan là quốc gia cũng phải kinh qua nhiều trận lũ lớn. Lũ lụt thiệt hại lớn xảy ra trong năm 1953 làm 1.853 người tử vong và thiệt hại vật chất ước tính khoảng 0,7 tỷ EUR. Trong năm 1993 và 1995, các khu vực xung quanh các con sông Rhine và Meuse đã gần như bị ngập lụt. Trước tình hình đó và cũng để đáp lại lời kêu gọi đối phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), Hà Lan đã thiết lập những chính sách phòng chống lũ lụt của thế kỷ XXI để bảo vệ người dân của mình và đối trả thách thức về biến đổi khí hậu toàn cầu.
BĐKH thường được chia thành hai lĩnh vực: Trước hết là giảm thiểu và tiếp đến là thích ứng. Quy luật đầu tiên đối phó với BĐKH là giảm lượng khí thải carbon. Thích ứng với BĐKH là các biện pháp đối phó với những tác động của BĐKH và đây là vấn đề quan tâm của các nhà chức trách Hà Lan. Hà Lan có truyền thống lâu đời về bảo vệ diện tích đất, biển và sông, Ủy ban quản lý nước là cơ quan quản lâu đời nhất quốc gia. Trong bối cảnh thích ứng, BĐKH liên quan đến hai loại chi phí dự kiến sẽ làm giảm phúc lợi xã hội. Một trong những yếu tố quyết định trong danh mục chi phí này ở Hà Lan là xác suất tăng lũ lụt, đặc biệt là ở các khu vực đô thị có cốt nền thấp. Chính sách giảm thiểu chi phí liên quan: Chi phí liên quan ngăn ngừa lũ lụt và chi phí cho hậu quả từ lũ lụt.
Trong năm 2008, Chính phủ Hà Lan xác định lựa chọn chính sách của thế kỷ XXI để ứng phó với BĐKH với việc tăng tiêu chí trong xây dựng hệ thống đê điều gấp mười lần so với trước đây, với việc dự kiến mực nước biển dâng tới 1,3m vào năm 2100. Điều đó có nghĩa Chính phủ đã đặt tầm nhìn rất xa trong chiến lược ứng phó với lũ lụt. Hội đồng Chính phủ và Ban điều phố nguồn nước trung tâm đã có sự thỏa thuận về củng cố hệ thống đê sao cho an toàn vào năm 2015. Chính phủ đã vạch ra nhiều kịch bản và tính xác suất lũ và dự kiến hậu quả thiệt hại do lũ lụt có khả năng xảy ra dựa trên tiêu chuẩn phân tích toàn diện được sử dụng ở Hà Lan.
Nguy cơ xảy ra lũ lụt phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch không gian theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, xét về khả năng chứa nước của các con sông là yếu tố quan trọng của xác suất lũ lụt. Các cuộc lũ lụt xảy ra vào năm 1993 và 1995 đã chứng minh điều đó. Bởi vậy, quy hoạch cần tính đến bảo tồn các con sông và các khu vực thẩm thấu tương tự trong đô thị. Tại khu vực nông thôn, điều này hầu như không gây ra vấn đề lớn về không gian. Quy hoạch không gian cần phải gắn kết với vấn đề BĐKH trong tương lai và xác định các cơ quan địa phương là các bên liên quan chính trong quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị cần xác định về khối lượng đê điều cần phải bảo vệ. Quy hoạch sử dụng đất cần hết sức thận trọng trong việc đánh giá các kịch bản lũ lụt và dự kiến thiệt hại trong các tình huống thiên tai có liên quan. Trong các nghiên cứu kịch bản kinh tế và không gian Hà Lan cần phải ứng dụng phương pháp lập bản đồ dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho năm 2040 để xây dựng kịch bản tương đối khả thi của quốc gia.
Tóm lại, phòng ngừa lũ lụt được coi là nhiệm vụ và lợi ích chung của toàn xã hội. Công tác ngăn ngừa lũ lụt hoàn toàn thuộc về trách nhiệm bởi chính quyền Trung ương và Hội đồng nước ở Hà Lan. Lũ lụt có thể coi là vấn đề phụ thuộc nhiều vào quy hoạch không gian và chính sách của Chính phủ. Chính phủ Hà lan đã phải phân bổ lại khu vực hoạt động kinh tế cho các khu vực dễ bị tổn thương của lũ lụt, đồng thời tập trung quy hoạch phân bố không gian theo trung hạn và dài hạn của khu vực trực tiếp ảnh hưởng. Hy vọng với những chiến lược này, Hà Lan sẽ không còn phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng đã từng xảy ra trong lịch sử.
- Ảnh bên: Người dân tham gia ngăn lũ tại một khu đô thị ở Hà Lan.
Khánh Phương
- Helsinki - thủ đô thiết kế thế giới
- Kiến trúc về đêm ở Dresden
- "Mỹ thuật ở mọi nơi" (Anh)
- Cận cảnh khu đô thị “nhái” Paris ở Trung Quốc
- CNN: 25 tòa tháp biểu tượng nổi tiếng thế giới
- Mercer: 10 nơi có chi phí sinh hoạt đắt nhất thế giới
- Nghệ thuật Fesco trong lâu đài Qasr Amra
- Phát triển nhà ở xã hội tại Singapore
- Thổ Lâu Phúc Kiến - Di sản từ chất liệu đất nung
- Hà Lan và hai câu chuyện lạ