“Kiến trúc sư có thể "tạo ra vũ khí giết người” nếu như không xem xét đến độc tính của các vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng” - William McDonough, kiến trúc sư người Anh cho biết.
Phát biểu trước phóng viên Tạp chí BD (Building Design) tại hội nghị ở London hôm 31/3, KTS William McDonough (ảnh) đã nhấn mạnh việc phải giảm bớt lượng tiêu thụ năng lượng và khí cacbon trong các công trình xây dựng. "Tôi rất ngạc nhiên khi đã có rất nhiều hội thảo xung quanh vấn đề khí cacbon trong các công trình xây dựng, nhưng các KTS chúng ta vẫn bằng mọi cách sử dụng những vật liệu độc hại này. Chúng tôi đã nghiên cứu để đưa việc sử dụng các vật liệu thay thế nhưng hiện tại cũng chưa thực sự có dấu hiệu khả quan".
William McDonough đã từng được biết đến với các dự án ở Anh như xây dựng Bảo tàng Khoa học quốc gia Swindon, hay nguyên lý thiết kế thị trấn dưới nước… Ông cũng được coi là đại diện tiêu biểu cho 100 KTS nổi tiếng nhất của Anh theo bình chọn top 100 của tạp chí Vanity Fair năm 2008.
Michael Pawlyn, một trong những cộng sự của McDonough, hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc London, cho biết: "Khí cacbon trong các công trình xây dựng quả là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Việc làm thế nào để giảm bớt lượng khí này trong các vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong sơn và nhựa PVC, là một thách thức lớn với các KTS chúng ta”.
Giám đốc kỹ thuật của Alan Yates đồng tình: "Khí cacbon trong VLXD đang là một vấn đề mà giới xây dựng Châu Âu đặc biệt quan tâm. Một trong những lý do lớn nhất là tác hại của chất khí này với sức khỏe con người trong thời gian dài”.
Science Museum’s Swindon Centre do William McDonough & Partners thiết kế
David Strong - Giám đốc điều hành và tư vấn của Cty England Inbuilt, cựu giám đốc quản lý của Cty Môi trường BrE, cũng cho biết: “Bill McDonough đã nói ra điều mà tôi trăn trở suốt 5 năm qua, và mọi chuyện không chỉ dừng lại ở vấn đề lượng khí cacbon và các nguyên vật liệu độc hại”. "Các công trình xây dựng đến một lúc nào đó có thể đạt được tiêu chuẩn “không cacbon” nhưng những điều mà chúng ta chưa thể lường hết được có thể nảy sinh. Ví dụ nếu như một trường học được xây “quá kín gió”, không đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng không khí, các em học sinh đều sẽ có xu hướng cảm thấy buồn ngủ - một kết quả không bền vững như “xây lâu đài trên cát” vậy" - Strong nói.
Tuy nhiên, tại Vương quốc Anh hiện nay, việc cảnh báo cắt giảm lượng khí cacbon vẫn đang được đề cao với quy mô toàn quốc. Hiện việc xây dựng các nhà mới “không cacbon” đang trở thành chiến lược của ngành Xây dựng nước này từ nay cho đến năm 2016.
Marguerite Lazell / Tố Anh dịch
- Trung Quốc với 7 gói biện pháp đối phó với khủng hoảng nhà đất
- "Đại Paris" và tầm nhìn quy hoạch đến 2030
- Kinh nghiệm phát triển nhà ở đô thị tại Hàn Quốc
- 11 địa danh nổi tiếng ở Mỹ đang lâm nguy
- Banteay Chmar với những điêu khắc lạ
- New York - thành phố "mạng lưới"
- Khám phá Ai Cập: Sông Nile huyền thoại và di sản thành Thèbes
- Bauhaus: 90 năm vẫn tươi mới
- THIMPHU: Thủ đô không có đèn giao thông
- GS Michael Turner: Quản lý đô thị cổ cần có cái đầu "lạnh"!