Theo nghiên cứu của Daniel Kahneman - người đoạt giải Nobel và nghiên cứu của nhiều người khác: Sự di chuyển từ một khu vực này đến một khu vực khác là một trong những hoạt động ít thú vị nhất của cuộc sống. Cùng với đó lại góp phần khó chịu hơn nếu việc đi lại không được trang bị đủ các tiện nghi và không theo kịp các tiêu chuẩn công nghệ đẳng cấp thế giới. Thêm vào đó, tình hình ô nhiễm đô thị lại càng kéo thêm sự tồi tệ với mỗi lần di chuyển của người dân.
Sau đây là một trong số những đô thị được liệt kê vào danh sách di chuyển “đáng ngại nhất” trên thế giới:
Bắc Kinh
Có lẽ Bắc Kinh và nhiều đô thị khác của Trung Quốc có độ ồn nhất bởi ở đây họ vẫn còn sử dụng những phương tiện di chuyển lạc hậu, khá lỗi thời (dù không phải trên mọi tuyến phố) và điều đó gây cực kỳ khó chịu cho người dân đô thị. Cơn ác mộng kinh hoàng của các loại phương tiện xe lửa trong buổi sáng theo dọc tuyến đường số 13 của Bắc Kinh là một minh chứng. Hẳn chúng ta có thể hình dung những ảnh hưởng của sự ô nhiễm tiếng ồn này gây ra cho hàng triệu người di chuyển tỏa ra các thành phố khác do quá trình công nghiệp hóa.
Ấn Độ
Ấn Độ là nước đứng thứ hai trên thế giới ngoài Trung Quốc có số dân hơn một tỷ người. Cũng chính vì thế, các đô thị ở đây “luôn chen lấn xô đẩy nhau” trong các loại phương tiện giao thông, đặc biệt trên các đoàn tàu. Ấn Độ không chỉ còn “sở hữu” hạ tầng cơ sở quá cũ kỹ mà còn thêm gánh nặng của các cuộc hành hương tôn giáo lớn nhất thế giới. Người dân hành hương với mức độ khủng từ địa điểm này sang địa điểm khác đến mức gây sự quá tải “kiểm soát” cho các nhà quản lý đô thị.
Sao Paulo, Brazil
Một số đô thị ở Sao Paulo còn được mệnh danh là “đô thị tắc nghẽn”. Sự ùn tắc giao thông ở Sao Paulo kéo dài ở mức độ quá lớn với những “con rắn” xếp hàng khổng lồ trên những tuyến đường. Hiện tại, cũng đã có đài phát thanh đặc biệt dành riêng để báo cáo tình trạng giao thông của thành phố và nhờ vậy, ở đây cũng đỡ tồi tệ hơn. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn ở đây vẫn nằm trong hành top thế giới. Khi được phỏng vấn, có một cô gái đã nói với đài BBC rằng cô ấy đã dành gần bốn giờ mỗi ngày trong xe để di chuyển từ nhà đến nơi làm việc do tắc nghẽn.
Nhiều đô thị trên nước Nga
Sự thật di chuyển ở nước Nga ngày trước không đến nỗi tệ nhưng ngày nay, với sự đổi mới nhiều khía cạnh, Nga trở thành nỗi sợ hãi cho nhiều người bởi những trường hợp như hỏng hóc xe giữa đường (do quá cũ kỹ), cây đổ một cách tự nhiên và rất thường xuyên chắn ngang mọi hoạt động di chuyển. Điều này gây không ít khó khăn cho sự di chuyển hàng ngày của du khách.
London
Có gì sai với London, hẳn ai đó sẽ thắc mắc? London không tồi tệ trong ô nhiễm tiếng ồn cũng không kém phần hiện đại trong hạ tầng giao thông mà ngược lại giao thông ở đây rất sang trọng. Hệ thống xe lửa lúc nào cũng đúng giờ và di chuyển êm nhẹ, vô cùng tiện lợi. Vậy thì sao? Đó chính bởi London là thành phố đi lại đắt nhất trên thế giới, một giá vé cho hành trình đi lại ngắn, bình thường cũng chiếm khoản cực lớn so với các đô thị khác trên thế giới và đây chính là lý do du khách rất ngại di chuyển. Theo tính toán, một người dân di chuyển tại đây có chi phí đi lại tốn kém khoảng 2.927 USD mỗi năm cho loại phương tiện hết sức khiêm tốn.
Khánh Phương
- Quy hoạch Thành phố không ô tô
- Những mỏ vàng biến thành thị trấn ma ở Colorado (Mỹ)
- Bí ẩn thung lũng Kim tự tháp ở Bosnia
- 9 thành phố "lòe loẹt" nhất thế giới
- Đan Mạch - Vùng đất của sự thoải mái
- New York - Thành phố đi đầu chống biến đổi khí hậu
- Vatican: Kiến trúc một quốc gia
- Phát triển bền vững - bài học từ Amsterdam
- Singapore và chiến lược phủ xanh thành phố
- Curitiba (Brazil) - Kinh nghiệm xây dựng thành phố sống tốt