Nhằm nâng cao chất lượng không khí của người dân đô thị, vào tháng 5/2007, thị trưởng London, ngài Ken Livingstone đã ra thông cáo rằng thành phố sẽ triển khai giải pháp phát thải carbon thấp trên toàn thành phố có hiệu lực vào tháng 2/ 2008. Kể từ đó, một chiến dịch quyết liệt đã được triển khai và thực thi.
Kế hoạch ban đầu là sử dụng camera để chụp hình giấy phép của các xe tải và xe buýt để kiểm tra xem là có đạt tiêu tiêu chuẩn phát thải châu Âu hay không. Bất kỳ phương tiện nào mà phát hiện vi phạm sẽ chịu phạt 200 bảng Anh (tương đương 331 USD) tiền phạt.
Thành phố London quyết định thực hiện hành động quyết liệt này và ban đầu đã gặp phải nhiều sự phản đối kịch liệt từ Hiệp hội Xe tải. Mục tiêu của chương trình là thành các giai đoạn trong khoảng thời gian bốn năm với hy vọng giảm lượng khí thải 16% vào năm 2012 nhằm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân London nói chung.
Chương trình trong một thời gian đã đạt được thành công nhất định và từ đó, mô hình lan rộng khắp châu Âu như Berlin, Cologne, Hanover, Mannheim và Stuttgart. Ngoài ra, mô hình còn lan rộng ra cả châu Á như Tokyo, sau đó bao gồm cả Mỹ. Mặc dầu, hầu hết người Mỹ ban đầu cũng ho rằng những hạn chế theo phong cách phát thải carbon thấp là quá mạnh mẽ và không cần thiết nhưng sau đó họ vẫn áp dụng và có nhiều thành công.
Ngoài mối quan tâm về giảm lượng khí thải ô tô và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, lượng khí thải này cũng có liên quan đáng kể đến tác động sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng cho thấy lượng khí thải xe cơ giới gây ra khoảng 53.000 ca sinh non - nhiều hơn 30% so với tai nạn xe cơ giới ở Mỹ.
Một số tác động tồi tệ nhất đến sức khỏe từ khí thải ô tô là ô nhiễm phân tử vật chất. Theo Báo cáo hiện trạng không khí của Hiệp hội Ung thư Phổi ở Mỹ, ô nhiễm phân tử vật chất là một hỗn hợp của các hạt rắn và lỏng nhỏ xíu trong không khí là kết quả từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, các nhà máy điện và động cơ diesel và các loại xe chạy bằng xăng dầu. Ô nhiễm phân tử vật chất có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư phổi và hen suyễn.
Nếu những dữ kiện đáng sợ này có thuyết phục chúng ta thì hãy cùng nhau có cái nhìn chuẩn hơn về mô hình này để từ đó có thể học tâp, tham khảo và cân nhắc bài học quý giá này. Để triển khai thành công, cần một số chương trình mà thành phố cần áp dụng như sau:
- Thành phố sẽ cần phải nghiên cứu kỹ và tính toán những gì đã được thiết lập và thực thi thành công, tránh áp dụng máy móc. Ví dụ, ở Đức, họ sử dụng hệ thống nhãn màu cho xe cơ giới, tương ứng với lượng khí thải từ xe đó và những gì thành phố quy định. Cùng với đó là hệ thống biển báo đường phố chỉ ra khu vực những loại xe được phép hoạt động. Tại London, họ sử dụng camera để kiểm tra giấy phép hoạt động của các loại xe cơ giới và họ bấm thẻ cho hành vi vi phạm tùy theo từng loại xe.
- Thành phố cần phải xác định các loại hình xe đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất và là tác nhân gây tác động lớn nhất cho ô nhiễm không khí, ví dụ xe tải và sau đó đến xe cá nhân.
- Thành phố cần phải phát triển một chiến dịch marketing và giáo dục công chúng hiểu hệ thống áp dụng này như thế nào, lôi cuốn sự tham gia của người dân.
- Thành phố cần phải có những chính sách ưu đãi khuyến khích mọi người dân sử dụng giao thông công cộng hoặc làm sạch khí thải xe của họ bằng cách trang bị thêm các bộ phận lọc hoặc trong trường hợp mua xe mới cần bảo đảm xe đó thân thiện môi trường với lượng khí thải thấp.
- Ngoài chính sách phát thải carbon thấp, thành phố cần phải tiến hành song song nhiều chính sách khác nhau như thuế tắc nghẽn giao thông và áp dụng những cách thức mới để vận chuyển hàng hóa sử dụng xe điện, xe tải nhỏ và xe đạp.
- Cuối cùng, thành phố cần phải vạch ra các chương trình cụ thể và thời gian hạn định cho từng chương trình để theo dõi và đánh giá kết quả.
Tóm lại, hít thở không khí trong lành là một trong những nhu cầu chính đáng của bất cứ ai. Không khí trong lành là cách để giảm căng thẳng, giải tỏa âu lo, tăng sức đề kháng, giúp tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh. Việc làm thế nào để không khí được trong lành sạch sẽ, mát mẻ là một phần trách nhiệm của các nhà quản lý và quy hoạch đô thị cùng với sự tham gia tích cực của chính người dân trong thành phố đó.
Khánh Phương
- 10 cây cầu đi bộ thẩm mỹ nhất thế giới
- Thành phố không ôtô
- Đại đô thị Lyon và chính quyền đô thị
- Vấn đề văn hóa truyền thống trong đô thị Trung Quốc dưới góc nhìn của Wang Shu
- London - "thành phố triệu phú" và những hệ lụy khó lường
- Cami dels Corrals: từ Đô thị hóa tới Kiến trúc cảnh quan
- 6 thành phố trong lành bậc nhất thế giới
- 5 thành phố có những đặc điểm “siêu nhỏ nhất” trên thế giới
- Phát triển công trình mới trong không gian lịch sử – Bài học từ nước Anh
- 5 thành phố có những đặc điểm “siêu lớn nhất” trên thế giới