Ngày 9/1, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 152/VPCP-KTN thông báo kết quả đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng và đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Theo công văn số 152, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn đồng thời đề xuất mô hình xử lý chất thải rắn phù hợp với đặc điểm từng vùng.
Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý rác thải rắn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, để làm căn cứ kiểm soát việc nhập khẩu các lò đốt xử lý chất thải rắn cũng như bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Trước mắt, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp kiểm soát các lò đốt rác không đảm bảo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo kết quả khảo sát của Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong cả nước hiện nay vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt khoảng 19 triệu tấn/năm.
Dự báo, trong năm 2015 khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị tại các tỉnh thành trên cả nước ước tính khoảng 37.000 tấn/ngày; và năm 2020 là 59.000 tấn/ngày, cao gấp 2-3 lần hiện nay./.
(Vietnam+)
- Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chắc chắn ảnh hưởng đến việc thoát lũ
- Liên minh châu Âu cam kết giảm 40% khí thải hiệu ứng nhà kính
- Ivanpah - Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới
- Hitachi trúng thầu dự án mở rộng nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn tại TP.HCM
- Trái Đất tới ngưỡng "nguy hiểm" đối với sự sinh tồn của loài người
- Quy định rõ mức xử phạt trong Luật Bảo vệ Môi trường
- Tham vấn quốc gia về xây dựng công trình thủy điện Don Sahong
- Doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch hợp tác xây dự án điện gió
- WB giúp Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu
- Lập tòa án môi trường: Việc cấp bách để bảo vệ quyền lợi cộng đồng