Ashui.com

Tuesday
Dec 03rd
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Thực trạng đô thị Châu Á thế kỷ 21

Thực trạng đô thị Châu Á thế kỷ 21

Viết email In

Bước vào thế kỷ 21, tại các nước Châu Á đã diễn ra quá trình đô thị hoá rất nhanh, sự ra đời nhanh chóng của các siêu đô thị tác động không nhỏ đến quá trình toàn cầu hoá hiện nay, các nước Châu Á đang đối mặc trước những thách thức không nhỏ về biến động kinh tế, văn hoá, xã hội, thảm hoạ thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu và nguy cơ nước biển dâng. Các thành viên trong Hội đồng kiến trúc sư Châu Á tại Diễn đàn ARCASIA 16 đã đi tìm những tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu hoá và sự phát triển đô thị ở Châu Á, những giải pháp thích ứng và phù hợp để các đô thị châu Á phát triển bền vững trước những biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu và hiểm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.



Xác định xu hướng và thách thức cho đô thị Châu Á

ARCASIA 16 diễn ra ngày 18-19/8/2011 tại Đà Nẵng đã thu hút gần 200 đại biểu kiến trúc sư (KTS), nhà khoa học quốc tế đến từ 17 nước thành viên châu Á cùng với khoảng 500 lãnh đạo chính phủ, các bộ ngành, giới KTS nước chủ nhà Việt Nam. Diễn đàn đề cập các vấn đề: các đô thị châu Á với những cảnh báo không mấy lạc quan trước hiện tượng biến đổi khí hậu; đô thị châu Á hội nhập, phát triển hiện đại mà vẫn phát huy được những giá trị văn hóa kiến trúc; toàn cầu hóa và sự phát triển đô thị ở châu Á; xu hướng phát triển kiến trúc đô thị hiện đại châu Á. 

Châu Á là một lục địa đa dạng về văn hoá, khí hậu khắc nghiệt và địa hình cảnh quan thiên nhiên phong phú. Sự phát triển mạnh về đô thị hoá đã đưa các nước Châu Á đứng trước sự bùng nổ về dân số, sự phân hoá giàu nghèo trong đô thị ngày càng thể hiện rõ rệt, vẫn còn đó một tỷ lệ lớn người dân đô thị Châu Á sống tại các khu ổ chuột, nhà tạm bợ đang đối mặt trước thảm hoạ thiên nhiên, dịch bệnh và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến đổi khí hậu. Và mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và đời sống con người gắn kết với nhau và tạo sự áp lực cho việc phát triển đô thị trong tương lai.

Trước những thách thức về thực trạng xã hội của các nước Châu Á, các nước thành viên Hội đồng KTS Châu Á đã đưa ra một xu hướng mới cho việc phát triển đô thị hiện đại trong tương lai trong đó kỹ thuật và công nghệ tiên tiến kết hợp với văn hoá để xây dựng nên một đô thị hiện đại và bền vững bởi sự kết hợp này sẽ linh hoạt ứng phó được trước sự biến đổi khí hậu, sóng thần, động đất, nước biển dâng…mà vẫn giữ được nét đẹp của một đô thị trước tác động đó. Bên cạnh sự phát triển bền vững, mô hình kiến trúc xanh là một trong những xu hướng hiện nay được nhiều nước trên thế giới cũng như các nước Châu Á lựa chọn cho cuộc sống đô thị hiện đại. Mô hình kiến trúc xanh là một trong những mô hình kiến trúc thích ứng nhất hiện nay đối với cuộc sống hiện đại của con người. Với mô hình này thích ứng với khí hậu, sự biến đổi của môi trường sống, sự nóng lên của trái đất. Việc sử dụng hiệu quả mô hình này sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống và xây dựng một đô thị bền vững.


Thành phố Mumbai (Ấn Độ)

Xu hướng nào cho kiến trúc đô thị Việt Nam?

Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Châu Á chịu nhiều tác động của thảm họa thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hằng năm Việt Namchịu tác động từ 6-7 cơn bão, hàng chục trận lũ và lũ quét. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm gần đây, hằng năm, thiên tai tại Việt Nam đã cướp đi sinh mạng khoảng 450 người, trong đó lũ lụt đã làm chết và mất tích 270 người, thiệt hại kinh tế ước tính từ 1,2-1.5% GDP. Việc thường xuyên đối mặt với thiên tai bão lũ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến người dân về tính mạng cũng như tài sản. Và Việt Nam cũng đang đối mặt với những vấn đề thách thức mà đô thị Châu Á đang đối mặt. Có thể nói đô thị Việt Nam được quy hoạch xây dựng mang tính chất đô thị hành chính, tự cung tự cấp với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 10-15%. Các đô thị tại Việt Nam được quy hoạch những năm trước đây không theo một hệ thống, một xu hướng cả dẫn đến các đô thị Việt Nam tại các thành phố mang tính chất chắp vá, manh múng, hỗn độn.

Sự thay đổi về mặt kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp của Việt Nam đã tạo sự đột phá trong đô thị Việt Nam và từ năm 2009 đến nay, đô thị Việt Nam đã hướng đến việc xây dựng đô thị bền vững, đô thị xanh. Một ví dụ điển hình cho xu hướng về phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh trong đô thị tại Việt Nam đó là việc xây dựng đô thị bền vững, thành phố môi trường là tâm điểm Đà Nẵng đang xây dựng. Và Đà Nẵng bước đầu thực hiện được nó bởi Đà Nẵng là một trong những địa phương có thành tựu vượt bậc về phát triển đô thị tại Việt Nam. Đà Nẵng đang nhìn thẳng vào sự thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ gây ra và có nhiều cách thức ứng phó linh hoạt. Đời sống của người dân tại Đà Nẵng được cải thiện, tỷ lệ người nghèo thấp và thành phố không có người lang thang xin ăn. Và Chính quyền Đà Nẵng đang hướng tới việc xây dựng một thành phố Đà Nẵng trở thành một nơi đáng sống nhất hiện nay tại Việt Nam.

Ngọc Long 

[ Chuyên đề : Đô thị châu Á thế kỷ 21

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...