Ashui.com

Saturday
May 18th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần 6 - Thành phố toàn cầu

Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần 6 - Thành phố toàn cầu

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Thành phố và Cuộc sống đô thị
Phần 2 - Các lý thuyết khác về đô thị
Phần3 - Quá trình phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 4 - Xu hướng phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 5 - Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Phần 6 - Thành phố toàn cầu
Phần 7 - Thành phố hiện đại và vai trò thị trưởng
Tất cả các trang

Thành phố toàn cầu (Global city)

Trật tự vai trò của thành phố trong thời đại toàn cầu mới thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học (Marcuse và Van Kempen 2000; Massey 2007). Toàn cầu hóa thường được hiểu là tiến trình đối nghịch của trình độ quốc gia và thế giới, nhưng đó là thành phố lớn nhất thế giới bao gồm hai luồng vận chuyển chính thông qua sự toàn cầu hóa đang đến (Sassen 1998). Chức năng của kinh tế thời đại toàn cầu mới phụ thuộc vào tập hợp những vị trí trung tâm kết hợp sự phát triển hệ thống hạ tầng thông tin và cơ sở vật chất “tập trung cao”. Cùng với hoạt động kinh doanh, sản xuất, quảng cáo và marketing trên phạm vi toàn cầu, hàng loạt những tổ chức hoạt động để định hình và phát triển mạng lưới liên kết trên toàn thế giới.

Saskia Sassen là một trong những người dẫn dắt những cuộc tranh luận về thành phố và toàn cầu hóa. Bà sử dụng cụm từ “thành phố toàn cầu” để chỉ những trung tâm đô thị là nơi đặt trụ sở chính của những tập đoàn lớn xuyên quốc gia và sự phong phú tài chính, công nghệ và dịch vụ. Trong “Thành phố toàn cầu” (The Global City - 1991), Sassen tiến hành công việc của mình dựa trên việc nghiên cứu ba thành phố đã giới thiệu ở đầu chương này: New York, London và Tokyo. Sự phát triển hiện tại của nền kinh tế thế giới, bà lập luận, đã tạo nên hàng loạt những vai trò chiến lược đầy tính tiểu thuyết của các thành phố lớn. Hầu hết chúng từ lâu đã có vai trò là trung tâm thương mại quốc tế nhưng hiện tại chủ yếu có 4 vai trò chính sau:

- Phát triển vai trò “chỉ huy” – chỉ đạo và hoạch định chính sách – đối với nền kinh tế thế giới.
- Vị trí then chốt của những công ty tài chính và dịch vụ chuyên ngành đặc biệt, có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hơn là vai trò sản xuất.
- Nơi sản xuất và sáng tạo những xu hướng công nghiệp mới mở rộng.
- Thị trường mua bán và xử lý những “sản phẩm” của công nghiệp tài chính, dịch vụ.

New York, London và Tokyo có lịch sử phát triển rất khác nhau, có thể tìm hiểu sự thay đổi thương mại trong thông qua các dấu vết tự nhiên còn lại trong hai hoặc ba thập kỷ vừa qua. Bên trong sự phân tán cao độ của nền kinh tế toàn cầu ngày nay, các thành phố như trên cung ứng vai trò trung tâm điều tiết các hoạt động quan trọng của nền kinh tế. Điều quan trọng ở các thành phố này không phải là vai trò sản xuất hàng hóa mà là sản xuất những dịch vụ chuyên biệt dưới đòi hỏi của các tổ chức kinh doanh cho văn phòng đầu não và các nhà máy nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, sản xuất những sản phẩm tài chính mới và tạo thị trường. Dịch vụ và hàng hóa tài chính là những “nhân tố” tạo nên thành phố toàn cầu.

Khu vực trung tâm thành phố toàn cầu cung cấp vị trí tập trung mà trong đó toàn bộ cụm "sản xuất" có thể cùng tương tác làm việc chặt chẽ với nhau, thường gồm các liên hệ cá nhân. Trong thành phố toàn cầu, các doanh nghiệp địa phương cùng hoạt động với các tổ chức quốc gia và đa quốc gia, bao gồm số lượng phong phú các công ty nước ngoài. Do đó có 350 ngân hàng nước ngoài có văn phòng ở thành phố New York, cộng với 2.500 công ty tài chính nước ngoài khác; cứ bốn nhân viên ngân hàng trong thành phố thì có một người làm việc cho một ngân hàng nước ngoài. Các thành phố toàn cầu cạnh tranh với nhau, nhưng cũng được coi là một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, cũng là một phần riêng biệt với các quốc gia mà chúng đặt cơ sở.

Nhiều tác giả khác đã tiếp tục phát triển nghiên cứu của Sassen, lưu ý rằng khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra, ngày càng có nhiều thành phố sẽ tham gia nhập hàng ngũ “thành phố toàn cầu” cùng với New York, London và Tokyo. Castells đã mô tả việc tạo ra một hệ thống phân tầng của các thành phố trên thế giới - với những thành phố như Hồng Kông, Singapore, Chicago, Frankfurt, Los Angeles, Milan, Zurich và Osaka hoạt động như các trung tâm lớn trên toàn cầu cung cấp các dịch vụ kinh doanh và tài chính. Và một tập hợp mới “các trung tâm khu vực” đang định hình thành những mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới. Những thành phố như Madrid, Sao Paulo, Moscow, Seoul, Jakarta và Buenos Aires đang trở thành những trạm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động bên trong khái niệm gọi là “thị trường mới nổi” (emering markets).


Hình 6 - Thành phố toàn cầu
(Nguồn: internet) 

Xã hội toàn cầu 3 - “Làng ảo” của Helsinki

Jari Meilonen và cộng sự có một câu châm ngôn: “Sanoista tekoihin” dịch sơ sài là “Đừng nói, hãy làm”. Mielonen là trưởng phòng kỹ thuật của Sonera, lãnh đạo công ty lĩnh vực viễn thông và một trong những tay đầu tư lớn trong thị trường không dây. “Ai cũng nói về khả năng” ông nói “Nó đấy. Chạm và cảm nhận. Hãy thử đi.” 

Đó là lý do mà ông và nhóm cộng sự kinh doanh, gồm các học giả và quy hoạch thành phố, hợp tác để đưa một phát kiến mới bên bờ cỏ vịnh Phần Lan vào cộng đồng không dây đầu tiên trên thế giới. Ý tưởng đơn giản nhưngđầy tham vọng: Đem đến cho những cư dân và người làm việc của vùng ngoại ô nghệ thuật không dây mới của Helsinki những hạ tầng và dịch vụ không dây tiên tiến nhất, để đăng nhập; người dân địa phương thậm chí không cần một chiếc máy vi tính mà chỉ cần điện thoại để kết nối vào hệ thống. Sau đó, đứng sang một bên và quan sát cách thị trấn của thời đại công nghệ tương lai vận hành.

Khu vực, có tên Arabianranta (bờ biển Ả Rập), khá bằng phẳng, đầy gió và hầu như cằn cỗi này được biết đến với nghề làm gốm đã từng tồn tại ở đây. Thậm chí trước Meilonen và các cộng sự bắt đầu mở rộng dự án để biến nơi này thành vùng đất hứa của công nghệ không dây, vùng đất cũng đã được thành phố Helsinki hoặc định làm một trạm trung chuyển công nghệ. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, năm 2010 đây sẽ là nhà của 12.000 cư dân và 700 công ty phần mềm với khoảng 8.000 nhân viên cùng với 4.000 sinh viên học tại các trường đại học địa phương. Đó cũng sẽ là nơi của những thực nghiệm thực của mạng lưới kết nối cộng đồng, điều giúp giải đáp một trong những câu hỏi hóc búa nhất về hiệu ứng xã hội của những kết nối phổ biến. Liệu các kết nối không dây liên tục hiện hữu có khiến cho cộng đồng gắn kết hơn hay càng trở nên rời rạc? Làm sao con người có thể cân bằng giữa những mối quan tâm cá nhân với những lợi ích rõ ràng của việc mở rộng hệ thống không dây? Và bao nhiêu kết nối – một khi điều đó trở thành biểu tượng của sự tồn tại – con người thực sự muốn?

Công việc xây dựng đã bắt đầu với làn sóng đầu tiên xây dựng các tòa nhà văn phòng mới và nhà cửa. Cùng với bê tông và thép, một thành phần khác, ít nhìn thấy, hệ thống khung (của công nghệ không dây) đang được xây dựng ở đây bởi Sonera và các đối tác - IBM, nhà sản xuất phần mềm địa phương Diqia và Liên minh châu Âu có trụ sở tại Symbian, một nhóm gồm Ericsson, Motorola, Nokia, Matsushita và Psion. Họ đang sáng tạo nên những gì họ gọi là làng Helsinki ảo, một cộng đồng tương tác không dây cho toàn bộ vùng ngoại ô của Arabianranta. Làng Helsinki ảo sẽ bao gồm một mạng lưới địa phương và một loạt các dịch vụ hiện hữu thông qua hệ thống cáp không dây có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Người dùng có thể truy cập vào Làng Helsinki ảo ở bất kỳ nơi nào hệ thống không dây có thể mở rộng tới, thông qua PC lẫn TV thế hệ mới.

Chẳng hạn, cư dân có thể sắp xếp lịch cá nhân bất kỳ khi nào xảy đến - ở máy tính văn phòng, trong lúc đang xem TV ở nhà hay đang dùng di động để truy cập. Một danh sách cho trước sẽ được cung cấp giúp họ có thể tạo dựng nên cộng đồng của chính mình và những ích lợi của hệ thống sẽ giúp họ kiểm soát và cập nhật những dữ liệu cá nhân mỗi phút một.

Hiện tại thì làng Helsinki ảo đã khiến sự di động trở nên pha tạp, tạo nên những giao tiếp bình thường và không phô trương. Nhân viên IBM, Nordic’s Kurt Lonnqvist, người đã quan sát những đứa con của mình lớn lên trong một thế giới công nghệ di động, tin rằng xã hội Phần Lan sẽ thay đổi mãi mãi. Những người trẻ có thể tự nhiên xây dựng những kế hoạch xã hội, ông nói. Trên đường, họ tiếp tục gửi những dòng tin tức và nhận phản hồi từ bạn bè mình. “Đang đâu đấy?” “Gặp nhau cái” “Tới bar đi”. Lonnqvist tin tưởng việc con cái của ông đã tự do trong cách chúng lèo lái cuộc đời hơn so với thế hệ của ông.

Tại Đại học Kỹ thuật Helsinki, nhà xã hội học Timo Kopomaa đang cố gắng theo dõi những thay đổi trong xã hội Phần Lan. “Mọi việc đang diễn ra tự nhiên”, ông nói, “Một thế hệ mới đang lớn lên với những thiết bị đó và cuộc sống của thế hệ này gia tăng giá trị cùng chúng.” Ông nghiên cứu một nhóm những người trẻ sử dụng thiết bị di động và lưu ý một số khác biệt trong lối sống. Xã hội ngày nay có thể đã trở nên bình thường nhưng điều đó không có nghĩa là các mối quan hệ xã hội đã biến mất. Thực tế, ông khám phá rằng điện thoại di động đã vẽ nên mối quan hệ con người theo phương thức mới. Những người trẻ “dính công nghệ” thường có mạng lưới xã hội rộng lớn hơn những người không sử dụng điện thoại. Bạn bè thân thiết và người thân có tiếp xúc gần như thường xuyên với nhau, cùng chia sẻ những kinh nghiệm đã trải qua. Với bạn bè, đó là cảm giác thân mật mới thông qua công nghệ, với gia đình, đó là sự vững tin.

Kopomaa tin rằng sự thân mật không dây mới cũng ảnh hưởng đến nơi làm việc. “Điện thoại di động mềm hóa cấu trúc của một ngày làm việc”, ông nói, “Con người không cần phải lên kế hoạch làm việc một cách cứng nhắc nữa – mỗi ngày các cuộc họp sẽ được thiết lập khi cần thiết.”

(Nguồn: © Shaw 2001)

Suy nghĩ phản biện:
Làng Helsinki ảo được mô tả như là “công nghệ của sự không tưởng”. Hãy lập một danh sách những tác động – tích cực lẫn tiêu cực – của thiết bị điện thoại di động đã xuất hiện trong xã hội chúng ta. Dựa trên danh sách đó, suy nghĩ xem đâu là những hệ quả ngoài ý muốn mà điện thoại di động ảnh hưởng đến sự kết nối con người? Liệu công nghệ có giúp tái tạo lại “Gemeinschaft” hay ràng buộc “cộng đồng”, giá trị mà Tonnies (2001 [1887]) cho rằng đã mất?Hay công nghệ lại khiến con người bị cô lập hơn? Điều đó đã xảy đến như thế nào? 

Bất bình đẳng trong thành phố toàn cầu 

Nền kinh tế toàn cầu mới tồn tại nhiều vấn đề theo nhiều cách. Không nơi nào có thể nhận thấy điều này rõ ràng hơn bên trong các động lực mới của sự bất bình đẳng trong các thành phố toàn cầu. Việc các trung tâm kinh doanh và các khu vực nội đô suy thoái có vị trí gần nhau nên được nhìn nhận là hiện tượng có liên quan lẫn nhau, như Sassen đã khuyến nghị chúng ta. “Những nhân tố phát triển” của nền kinh tế mới – dịch vụ tài chính, marketing và công nghệ cao – gặt hái lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ ngành kinh tế truyền thống nào. Cùng với mức lương thưởng hậu hĩnh tiếp tục tăng cao, lương của những người làm công việc vệ sinh và bảo vệ văn phòng lại giảm xuống rõ rệt. Ảnh hưởng của tiến trình này được phân tích bởi các nhà xã hội học như Manuel Castells và các nhà địa lý như David Harvey, cả hai đều đồng ý rằng đô thị không chỉ là nơi của các mối quan hệ xã hội mà còn là địa điểm sản sinh sự cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội khác nhau. Sassen (2001) lập luận rằng chúng ta đang chứng kiến nền kinh tế toàn cầu mới “thặng dư” (valorization) ở thời kỳ đầu và “thâm hụt” (devalorization) diễn ra ngay sau đó.

Thị trường kinh tế luôn mong đợi sự chênh lệch lợi nhuận tư bản nhưng cường độ chênh lệch của nền kinh tế toàn cầu mới quá cao kéo theo những hệ quả tiêu cực trên các khía cạnh xã hội khác nhau, từ nhà ở đến thị trường lao động. Những người làm việc trong lãnh vực tài chính và dịch vụ toàn cầu được hưởng mức lương cao, khu vực ở của họ được chỉnh trang lại. Cùng lúc đó, công việc sản xuất chính thống bị mất dần và tiến tình chỉnh trang đô thị tạo ra một nguồn cung cấp lớn các công việc lương thấp – trong nhà hàng, khách sạn và cửa hiệu. Nhà giá thấp khan hiếm trong các khu vực được tái thiết, chịu áp lực ngày càng lan rộng các khu dân cư thu nhập thấp. Trong khi khu vực trung tâm đón nhận dòng chảy đầu tư khổng lồ vào bất động sản, tăng trưởng và công nghệ, những khu vực chịu thiệt thòi còn lại nhận được lượng đầu tư mấy không đáng kể.

Suy nghĩ phản biện: 
Có phải tầm nhìn của Davis về Los Angeles cho chúng ta thấy tương lai của tất cả những thành phố lớn (xem phần “Xã hội toàn cầu 3”)? Khía cạnh nào trong lý thuyết của ông quen thuộc với một thành phố mà bạn biết? Sự phân cấp cộng đồng người giàu và người nghèo phổ biến như thế nào? Nếu người nghèo bị loại trừ khỏi các thành phố lớn thì họ sẽ sống ở đâu trong tương lai? Chính phủ có thể làm gì để giải quyết các hình thức loại trừ này của đô thị? 

Xã hội toàn cầu 3 – Bất công xã hội trong “thành phố thạch anh” 

Bên trong thành phố toàn cầu hiện đại, hình thái địa lý của “trung tâm và vùng ven” được định hình. Cấp nghèo mới tồn tại song song cùng với sự thịnh vượng rực rỡ. Mặc dù hai thế giới này cùng tồn tại cạnh nhau, sự liên hệ thực tế giữa chúng có thể gây ít nhiều ngạc nhiên. Như Mike Davis (1990/2006) lưu ý trong nghiên cứu về Los Angeles, đã có một sự “làm khó có ý thức” vẻ ngoài của đô thị để chống lại người nghèo – từ đó phát sinh “ẩn dụ”: đá cứng “thạch anh”. Không gian công cộng bị những bước tường nhựa tổng hợp thay thế, các khu dân cư được bảo vệ bởi hệ thống giám sát an ninh, những người giàu thuê cảnh sát riêng để dẹp các băng đảng và các “thành lũy tập đoàn” được tạo nên. Theo lời Davis thì:

Để giảm thiểu liên hệ với những “người thấp kém”, quá trình tái phát triển đô thị đã chuyển đổi lần nữa những tuyến đường đi bộ quan trọng thành hệ thống thoát nước và chuyển các công viên công cộng thành chỗ ở tạm thời cho những người nghèo khổ, vô gia cư. Các thành phố của nước Mỹ…đã chuyển đổi từ bên trong ra bên ngoài – hơn là từ bên ngoài vào bên trong. Sự chuyển không gian thành những cấu trúc xây dựng lớn và các trung tâm thương mại tọa lạc ở trung tâm, mặt tiền đường phố trơ trọi, các hoạt động công cộng bị loại trừ mang chức năng ngăn chặn và việc lưu thông được chuyển thành các hành lang quốc tế dưới sự giám sát của cảnh sát riêng (1990:232).

Theo Davis, cuộc sống được thiết kế thành “không thể sống được” đối với những người nghèo và hầu hết những người thiệt thòi khác ở Los Angeles. Băng ghế ở bến chờ xe buýt có dạng thùng để ngăn người ta nằm ngủ trên đó, số lượng nhà vệ sinh công cộng ít hơn bất kỳ thành phố Bắc Mỹ nào khác và hệ thống nước tưới ở nhiều công viên ngăn chặn những người vô gia cư sinh sống trong đó. Cảnh sát và những nhà hoạch địch chính sách thành phố muốn gom những người vô gia cư vào một khu vực nhất định, nhưng lại định kỳ càn quét và lấy lại những nơi tạm trú của họ, tạo nên hiện tượng “Xóm Ả Rập” (urban bedouins) (khu ở của những người “sống trong sa mạc”, được hiểu theo nghĩa là bị gom riêng vào một khu vực mà những người khác không muốn đến ở - ND).

Chính quyền đô thị trong thời đại toàn cầu

Tương tự như toàn cầu hóa, quá trình đô thị hóa là hai mặt đối nghịch và mâu thuẫn. Quá trình đó có những ảnh hưởng tạo tái lẫn giải cấu trúc đến đô thị. Mặt khác, lại cho phép tập trung nhân lực, hàng hóa, dịch vụ và cơ hội. Nhưng cùng lúc, phân mảnh và làm yếu những liên kết với nơi chốn, truyền thống và mạng lưới hiện hữu. Quá trình không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước công nghiệp, nhiều cư dân hoạt động ở khu vực ngoại vi, bên ngoài lĩnh vực làm việc chính thức, luật lệ và văn hóa công dân. 

Mặc dù toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm những thách thức mà mỗi thành phố ở khắp nơi trên thế giới phải đối mặt, quá trình vẫn tạo thêm không gian để thành phố và chính quyền địa phương thiết lập lại chính trị. Thành phố trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà nước quốc gia đang ngày càng thiếu khả năng giải quyết các xu hướng toàn cầu. Các vấn đề như rủi ro sinh thái và thị trường tài chính biến động đang hoạt động ở cấp độ vượt xa trình độ xử lý của các quốc gia; một đất nước riêng lẻ - cho dù là hùng mạnh nhất – là quá “nhỏ” để chống lại các lực lượng này. Nhưng những nhà nước quốc gia đang hiện hữu lại quá “lớn” để chú ý một cách đầy đủ đến các nhu cầu phong phú được tìm thấy bên trong các khu đô thị quốc tế. Khi mà quốc gia thiếu sự hành động hiệu quả, thành phố và chính quyền địa phương có thể là “hình thái cơ động để quản lý thế giới” (Borja và Castells 1997).

Jordi Borja và Manuel Castells (1997) lập luận rằng có ba lĩnh vực chính mà chính quyền địa phương có thể ảnh hưởng để chế ngự các lực lượng trên. Trước hết, thành phố có thể thúc đẩy năng suất kinh tế và khả năng cạnh tranh bằng cách quản lý “môi trường sống” địa phương – điều kiện và cơ sở vật chất tạo hình cho năng suất kinh tế. Cạnh tranh kinh tế trong nền kinh tế mới phụ thuộc vào chất lượng lực lượng lao động sản xuất; để có thể lao động đạt sản lượng cao, lực lượng lao động vần một hệ thống giáo dục tốt cho con em họ, cần hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, nhà ở hợp lý về chất lượng và giá cả, hệ thống luật pháp được thực thi, các dịch vụ thiết yếu đầy đủ và nguồn lực văn hóa phong phú.

Thứ hai, thành phố có vai trò quan trọng trong định hình sự hội nhập văn hóa – xã hội giữa biển dân cư đa sắc tộc. Thành phố toàn cầu đem đến cùng lúc những cá nhận từ hàng tá quốc gia, đa dạng tôn giáo và nền tảng ngôn ngữ và trình độ kinh tế xã hội. Nếu lực giao thoa không ngăn chặn chủ nghĩa đa nguyên phân cực tìm thấy bên trong các thành phố quốc tế thì sẽ dẫn đến kết quả tất yếu của sự phân mảnh và sự không khoan nhượng. Đặc biệt trong tình huống mà ảnh hưởng xúc tiến của nhà nước quốc gia lên sự gắn kết xã hội dựa trên sự thỏa hiệp giữa lịch sử, ngôn ngữ và nhiều lý do khác, mỗi thành phố có thể có những tác động tích cực đến hội nhập xã hội.

Thứ ba, các thành phố là những địa điểm quan trọng cho các đại diện chính trị và quản lý. Chính quyền địa phương có hai ưu điểm hơn nhà nước quốc gia trong việc quản lý các vấn đề toàn cầu: họ được cộng nhận nhiều hơn từ những người mà họ đại diện và họ có sự linh hoạt và cơ động hơn cấu trúc (hành chính) chung của đất nước. Như những khám phá trong phần viết về “Chính trị, Chính phủ và các phong trào xã hội” (Chương 22 quyển sách cùng tên - ND), nhiều người dân cảm thấy rằng hệ thống chính trị quốc gia không đủ đại diện cho những mối quan tâm và lo ngại của họ. Trong trường hợp mà nhà nước quốc gia quá xa để đại diện cho những vấn đề văn hóa riêng biệt hoặc các mối quan tâm địa phương, thành phố và chính quyền đô thị có nhiều diễn đàn để các hoạt động chính trị tham dự hơn. 



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo