Ashui.com

Saturday
May 18th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần 7 - Thành phố hiện đại và vai trò thị trưởng

Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần 7 - Thành phố hiện đại và vai trò thị trưởng

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Thành phố và Cuộc sống đô thị
Phần 2 - Các lý thuyết khác về đô thị
Phần3 - Quá trình phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 4 - Xu hướng phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 5 - Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Phần 6 - Thành phố toàn cầu
Phần 7 - Thành phố hiện đại và vai trò thị trưởng
Tất cả các trang

Thành phố là đại lý chính trị, kinh tế và xã hội

Một số lượng cực lớn những cơ quan, tổ chức và nhóm đan chéo nhau bên trong một thành phố. Các doanh nghiệp địa phương và quốc tế, các nhà đầu tư tiềm năng, cơ quan chính phủ, hiệp hội dân sự, nhóm nghề nghiệp, công đoàn và nhiều những nhóm hội khác cùng gặp gỡ và hình thành những mối liên kết trong khu vực đô thị. Những mối liên kết dẫn đến các hành động tập thể khiến cho thành phố trở thành những đại lý xã hội trong những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông. 

Ví dụ về các thành phố như thành phần kinh tế đã gia tăng trong những năm gần đây. Tại châu Âu, bắt đầu với suy thoái kinh tế những năm 1970, các thành phố tạo thành dây liên kết cùng thúc đẩy đầu tư và tạo việc làm mới. Phong trào các thành phố Châu Âu, nắm giữ bởi 50 thành phố Châu Âu lớn nhất, được thành lập vào năm 1989. Các thành phố châu Á như Seoul, Singapore và Bangkok lại đặc biệt hiệu quả với vai trò các diễn viên kinh tế, thừa nhận tầm quan trọng của tốc độ của thông tin thị trường quốc tế và sự cần thiết của cấu trúc sản xuất linh hoạt và thương mại.

Một số thành phố xây dựng kế hoạch chiến lược trung dài hạn để giải quyết những thách thức phức phải đối mặt. Theo kế hoạch như vậy, chính quyền địa phương, các nhóm dân sự và các đại diện kinh tế tư nhân có thể làm việc cùng nhau để tân trang các cơ sở hạ tần đô thị, tổ chức một sự kiện tầm cỡ thế giới hoặc chuyển nhượng cơ sở việc làm từ các doanh nghiệp công nghiệp sang cho những người chuyên nghiệp. Birmingham, Amsterdam, Lyons, Lisbon, Glasgow và Barcelona là những ví dụ của các thành phố châu Âu đã thực hiện các dự án đổi mới đô thị thành công với sự giúp đỡ của các kế hoạch chiến lược.

Trường hợp Barcelona là một ví dụ giá trị. Được triển khai vào năm 1988, kế hoạch Chiến lược kinh tế và xã hội Barcelona 2000 đã đem những tổ chức công và tư nhân đến với nhau, cùng chia sẻ tầm nhìn và kế hoạch hành động để chuyển đổi thành phố. Chính quyền thành phố Barcelona và 10 cơ quan khác (bao gồm phòng thương mại, trường đại học, cảng và công đoàn) cùng rà soát lại kế hoạch 3 điểm chính: kết nối Barcelona với hệ thống các thành phố Châu Âu khác bằng cách tăng cường giao tiếp và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Barcelona và tăng tính cạnh tranh các thành phần công nghiệp và dịch vụ, trong khi khuyến khích các thành phần kinh tế hứa hẹn mới.

Một trong những nền tảng của kế hoạch Barcelona 2000 diễn ra vào năm 1992, khi thành phố đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympics. Đăng cai Thế vận hội cho phép Barcelona tự “quốc tế hóa”; tài sản và tầm nhìn của thành phố được thể hiện trước toàn thế giới. Trong trường hợp của Barcelona, tổ chức một sự kiện đẳng cấp thế giới là rất quan trọng trên hai khía cạnh: nâng cao hồ sơ thành phố trong con mắt của thế giới và tạo động lực bên trong thành phố để hoàn thành quá trình chuyển đổi đô thị (Borja và Castells 1997). Thể thao, dường như, giờ đây đã nắm vai trò quan trọng trong quá trình tái sinh đô thị (Taylor và cộng sự 1996).


Hình 7 - Lễ hội màu sắc Holifestival tại Barcelona 2013
(nguồn: partyearth.com)

Suy nghĩ phản biện: 
Có phải các sự kiện thể thao thật sự dẫn dắt thế hệ đô thị mới? Ai được lợi từ Olympics London 2012? Nhà đầu tư? Chính phủ hay các đảng đối lập? Những cộng đồng bị tước đoạt ở Đông London thì sao? Loại hình có giá trị phát triển hạ tầng nào còn lại mà người dân có thể dùng tới sau khi Thế vận hội kết thúc? 

Sử dụng khả năng mường tượng xã hội của bạn 2 – Thể thao toàn cầu - con đường đổi mới đô thị? 

Jowell kể về cách các quỹ Olympic được hoàn trả: Tiền thu từ việc bán đất được dùng để bù lỗ xổ số. Một hiệp ước nhằm xua tan những lo ngại của các cơ quan nghệ thuật.(thực hiện bởi AndrewCulf) 

Các thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã bị ấn tượng bởi tầm quan trọng của tái tạo đô thị trong nỗ lực thành công của London tại Thế vận hội Olympic 2012. Kế hoạch cho năm 2012 tập trung vào tái tạo một diện tích đất 500 mẫu Anh (hơn 200 ha – ND) tại khu vực Stratford thuộc Đông London, một trong những vùng nghèo nhất Anh quốc. Tuy nhiên, mặc dù những người ủng hộ hy vọng rằng sự kiện thể thao toàn cầu sẽ là một chất xúc tác cho tái tạo đô thị, các nhà phê bình lo ngại về mặt tài chính của Thế vận hội và hậu quả lâu dài của nó, vấn đề được thảo luận trong bài viết vào tháng 6 năm 2007 dưới đây. 

Thế vận hội Olympic London 2012 

Hôm nay [27/06/2007], chính phủ đưa ra những kết luận về cách thức mà công ty sổ xố quốc gia sẽ được thanh toán 675 triệu Bảng (Anh) bị thất thoát do gia tăng chi phí tại Olympics 2012.

Một biên bản ghi nhớ giữa Tessa Jowell, trưởng ban Olympics, và Ken Livingstone, thị trưởng London, sẽ giải thích cách thức tiền được bù lại từ việc bán đất xây dựng Sân vận động Olympic Park ở Stratford, đông London. Hợp đồng, đã thực hiện được 3 tháng, là một nỗ lực của chính phủ để chứng tỏ rằngxổ sốvới lý do chính đáng sẽkhông bị thua thiệt như kết quả của bảng hóa đơn dự toán 9,3 tỉ Bảng dành cho Thế vận hội. 

Các tổ chức nghệ thuật, di sản, thể thao và vận động từ thiện đã bày tỏ sự thất vọng với gói tài trợ công Thế vận hội London 2012 bao gồm thêm khoản 675 triệu Bảng từ hoạt động xổ số năm 2009. Dự kiến, xổ số sẽ đóng góp khoảng 1,5 tỉ Bảng, nhưng con số này đã tăng lên 2,2 tỉ để bù đắp lỗ hỗng trong tính toán ban đầu của chính phủ. 

Họ cảnh báo việc cắt giảm có thể có ảnh hưởng tàn phá trên lĩnh vực văn hoá và cũng gây nguy hiểm cho mục đích tăng số lượng các cơ sở thể dục thể thao. 

Theo các điều khoản của bản ghi nhớ - được lưu trong thư viện của Hạ viện – bà Jowell và ông Livingstone giải thích là khoản 675 triệu Bảng sẽ được thanh toán sau năm 2012 khi Cơ quan phát triển London (London Development Agency, LDA) thu hồi 650 Bảng đã chi trả để xây dựng Sân vận động Olympic Park.

LDA dự định sẽ bán 68 ha đất phát triển và tự tin giá đất tăng sẽ tự đem lại khoản lợi nhuận lớn. Việc bán đất sẽ tạo quỹ để trả lại cho sổ xố. Bản ghi nhớ có điều khoản là bước đầu tiên LDA thực hiện ngay khi có lợi nhuận là dành trả cho xổ số 506 triệu Bảng và 125 triệu cho LDA.

Ngay khi đạt được các điều khoản trên, bước thứ hai, xổ số sẽ nhận 169 triệu Bảng, trong khi LDA có 375 triệu. Điều này cũng có nghĩa khoản tiền xổ số được trả sẽ được giải ngân trước. Bản ghi nhớ ghi lại thỏa thuận giữa bà Jowell và ống Livingstone vào năm 2003 khi đạt được thống nhất về cách tiền sẽ được chia sẻ giữa người trả thuế cho Hội đồng thành phố London và công ty xổ số.

Phía đối lập, những người chỉ trích chính phủ đã chi phí vượt quá ngân sách dành cho Thế vận hội, được trông chờ sẽ phản ứng thiếu tin tưởng bản ghi nhớ. Họ mô tả bản ghi nhớ cũ là “quay về thời tính toán bằng máy tính bỏ túi” đặt ra trước khi London ghĩ rằng họ có thể thắng trong vụ này.

Tối qua, theo nguồn tin của Whitehall cho biết “Những lời hứa của Jowell vào tháng 3 đã được thị trưởng London chấp thuận. Điều này chỉ công bằng cho xổ số, đã ủng họ 625 triệu cho Thế vận hội, khi có được lợi nhuận và nhận được tiền của mình.” 

(Nguồn: Guardian, 27/06/2007) 

Vai trò của thị trưởng thành phố

Tương tự như các thành phố dường như nắm vị trí quan trọng mới trong hệ thống toàn cầu, vai trò của thị trưởng thành phố cũng đang thay đổi. Các thành phố lớn trên thế giới đang trở thành những diễn viên tương đối độc lập trong hệ thống toàn cầu và thị trưởng được bầu của các thành phố lớn có thể cung ứng sự lãnh đạo cá nhân có tính quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự đô thị và nâng cao hồ sơ quốc tế của thành phố. Một tổ chức đặt tại thành phố London, City Mayors, hoạt động nhằm nâng cao vị thế quốc tế của thị trưởng, từ năm 2004, đã trao tặng danh hiệu Thị trưởng thế giới dựa trên kết quả của một cuộc thăm dò trực tuyến. Năm 2006, danh hiệu được trao cho John So - thị trưởng thành phố Melbourne, Úc và thị trưởng từ thành phố Makati ở Philippines, thị trưởng Dubrovnik tại Croatia và Antananarivo ở Madagascar nằm trong danh sách Top Ten, cho thấy sự lan tỏa toàn cầu về vai trò thị trưởng.
Trong một số trường hợp nổi bật mà thành phố đã chuyển đổi thành công hình ảnh của mình, vai trò của thị trưởng thành phố đã được khẳng định. Các thị trưởng của Lisbon và Barcelona, ví dụ, đã có những động lực thúc đẩy những nỗ lực để nâng cao vị thế các thành phố của họ nhằm đưa vào hàng ngũ các trung tâm đô thị lớn trên thế giới. Tương tự như vậy, thị trưởng ở các thành phố nhỏ hơn có thể nắm vai trò quan trọng trong việc khiến các thành phố được biết đến trên phạm vi quốc tế và trong việc thu hút đầu tư kinh tế mới. Tại Anh, các vấn đề của London đã được phân cấp cho một thị trưởng dân cử, Ken Livingstone, vào năm 2000. Ông đã đặt mục tiêu theo đuổi một chương trình chính sách đặc biệt, bao gồm đầu tư vào phương tiện công cộng, giới thiệu những khoản phí ở khu vực trung tâm đô thị và tăng giá trị chứng khoán của dự án nhà ở “dễ tiếp cận” dành cho những “nhân viên then chốt” như giáo viên, y tá. Livingstone cũng ủng hộ mạnh mẽ sự thành công của Thế vận hội Olympics London 2012. Tuy nhiên, vào năm 2008, Livingstone đã để mất danh hiệu bình chọn qua mạng này vào tay Boris Johnson, người đã thực hiện một kế hoạch phản đối mở rộng các khoản phí tương lai ở khu vực ngoại ô London. Nhiều ý kiến đã chỉ ra đó chính là nguyên nhân chính cho thành công của Johnson.

Tại Hoa Kỳ, thị trưởng thành phố đã trở thành một lực lượng kinh tế và chính trị mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây. Khi hiện tượng bạo lực liên quan đến súng đã tăng vọt trong những thành phố ở Mỹ, hơn 20 thị trưởng thành phố đã từ bỏ sự phụ thuộc vào những nỗ lực liên bang thông qua đạo luật kiểm soát súng và nộp đơn kiện chống lại các nhà sản xuất súng thay mặt cho các thành phố của họ. Cựu thị trưởng New York Rudolph Giuliani đã tạo ra một cơn bão tranh cãi nảy lửa – nhưng được tôn trọng miễn cưỡng từ nhiều phía – bằng cách thực hiện chính sách “pháp luật và trật tự” nhằm giảm tỷ lệ tội phạm. Tỷ lệ tội phạm ở NewYork giảm đáng kể trong những năm 1990, thực hiện nghiêm ngặt chính sách “chất lượng cuộc sống” nhằm vào người vô gia cư với mục đích chuyển đổi bộ mặt của đường phố New York tấp nập. Sau cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/09/2001, thuyết lãnh đạo của Giuliani thiết lập giọng điệu của phương tiện truyền thông trên thế giới và ông được tạp chí Time bình chọn là Người của năm.

Tại nhiều thành phố trên thế giới, thị trưởng thường thích thú với vai trò phát ngôn cho các thành phố và khu vực. Thị trưởng thành phố thường có thể định hình chương trình nghị sự chính sách cho các khu vực nằm ngoài ranh giới bằng cách tham gia thỏa thuận với các cộng đồng khác trong vùng đô thị chung. Các loại quan hệ đối tác có thể là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, chẳng hạn, hay đấu thầu để là chủ nhà của một sự kiện tầm cỡ thế giới.

Kết luận: thành phố và chính quyền toàn cầu 

Việc hợp tác giữa các thành phố không chỉ giới hạn ở cấp độ vùng. Đã có những ý kiến cho rằng thành phố có thể và nên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Mạng lưới chính thức và phi chính thức các thành phố đang nổi lên như một lực lượng toàn cầu mới làm cho những vùng khác nhau trên thế giới trở nên gần gũi hơn. Những vấn đề mà những thành phố lớn nhất thế giới phải đối mặt không phải là vấn đề riêng của bất kỳ thành phố nào; chúng gắn kết với những nội dung của kinh tế quốc tế, di cư toàn cầu, xu hướng thương mại mới và sức mạnh của công nghệ thông tin. 

Chúng tôi đã lưu ý ở bất kỳ nơi đâu mà sự phức tạp của thế giới đang thay đổi của chúng ta đang yêu cầu các hình thức mới của chính quyền dân chủ quốc tế. Mạng lưới các thành phố cần thể hiện nổi bật trong những cơ chế mới này. Một trong những cấu trúc đã tồn tại – Đại hội các thành phố thế giới và chính quyền địa phương (World Assembly of Cities and Local Authorities) được triệu tập song song với Hội nghị Môi trường sống của Liên Hợp Quốc (UN’s Habitat Conference). Các cơ quan như Đại hội Thế giới (World Assembly) hứa hẹn sẽ cho phép tích hợp dần dần của các tổ chức thành phố thành những cấu trúc hiện nay bao gồm các chính phủ quốc gia.

Sự tham gia cao độcủa các thành phố có tiềm năng dân chủ hóa quan hệ quốc tế; cũng có thể làm cho hành động hiệu quả hơn. Cùng với dân số đô thị trên thế giới tiếp tục phát triển, chính sách, cải cách và nhiều mục tiêu khác sẽ nhắm đến nhóm dân cư thành thị. Chính quyền thành phố sẽ được đối tác cần thiết và quan trọng trong các quá trình này. 

Tóm tắt các điểm chính của chương 

1. Phương pháp tiếp cận thời kỳ đầu của các xã hội học đô thị được giúp sức với công việc của trường Đại học Chicago, nới mà các thành viên nhìn nhận quá trình đô thị dưới góc nhìn mô hình sinh thái có nguồn gốc từ sinh học. Louis Wirth phát triển các khái niệm về đô thị như một cách sống, cho rằng cuộc sống thành phố là vô ngã và có khoảng cách xã hội. Các phương pháp đã được thử thách mà không bị bạc bỏ hoàn toàn. 

2. Công việc của David Harvey và Manuel Castells ở thời kỳ gần hơn (so với hiện tại) kết nối các thành phần của đô thị với xã hội hơn là coi tiến trình đô thị như một hoạt động chỉ bao gồm chính nó. Hình thái cuộc sống con người phát triển trong các thành phổ, ví dụ bề mặt vật lý của những khu dân cư, mở rộng chức năng phát triển của tư bản công nghiệp. 

3. Trong xã hội truyền thống, thiểu số dân cư sống ở khu vực đô thị. Trong các nước công nghiệp ngày này, con số nằm trong khoảng từ 60% đến 90%. Đô thị đang phát triển nhanh trong một thế giới cũng phát triển nhanh không kém. 

4. Việc mở rộng các khu vực ngoại ô và thị trấn ký túc xá đã đóng góp vào sự suy thoái khu vực trung tâm thành phố. Nhóm người giàu có xu hướng di chuyển ra khỏi trung tâm để sống trong các khu nhà ở thấp tầng và khu dân cư đồng nhất hơn. Một chu kỳ suy thoái được thiết lập theo cách này, các vùng ngoại ô càng mở rộng, những vấn đề nội thành phải đối mặt càng nghiêm trọng hơn. Tái chế đô thị - bao gồm cả tân trang các tòa nhà cũ để sử dụng mới - đã trở thành phổ biến ở nhiều thành phố lớn. 

5. Quá trình phát triển đô thị trên quy mô lớn đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Thành phố trong các xã hội này có những đặc điểm lớn khác biệt với những đô thị phương Tây và thường bị chi phối bởi nhà tạm bất hợp pháp, nơi có điều kiện sống cực kỳ nghèo khổ. Các nền kinh tế chính thức được thực thi ở nhiều thành phố ở các nước đang phát triển. Các chính phủ thường không thể đáp ứng nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe và kế hoạch gia đình ngày càng tăng của người dân. 

6. Thành phố đang bị ảnh hưởng mạnh bởi toàn cầu hóa. Các thành phố toàn cầu là các trung tâm đô thị, chẳng hạn như New York, London và Tokyo, nơi đặt các trụ sở chính của các tập đoàn và mở rộng các dịch vụ tài chính, công nghệ và tư vấn. Một tập hợp các thành phố vùng, chẳng hạn như Seoul, Moscow và Sao Paulo, cũng đang phát triển như các đầu mối quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. 

7. Cùng với quá trình thành phố trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu, mối quan hệ với các vùng xung quanh cũng đang thay đổi. Thành phố dần mất liên kết vùng (bên trong ranh giới quốc gia) và quốc gia mà thiết lập những liên kết ngang hàng với những thành phố toàn cầu đang dần trở nên quan trọng khác. Thành phố toàn cầu mang đặc điểm bất bình đẳng ở cấp độ cao. Sự thịnh vượng rực rỡ song hành của nghèo đói nhưng lại liên hệ lẫn nhau ở cấp độ tối thiểu. 

8. Vai trò đại diện chính trị và kinh tế của thành phố đang gia tăng. Chính quyền thành phố được định vị để quản lý các tác động của một số vấn đề toàn cầu tốt hơn so với chính phủ quốc gia. Thành phố có thể đóng góp vào hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập xã hội và văn hóa và là địa điểm truy cập của các hoạt động chính trị. Một số thành phố xây dựng kế hoạch chiến lược để thúc đẩy hồ sơ thành phố bằng cách đăng cai tổ chức một sự kiện tầm cỡ thế giới hoặc thực hiện các chương trình đổi mới đô thị và phát triển kinh tế. Thị trưởng thành phố đang trở thành lực lượng chính trị quan trọng đối với việc thúc đẩy chương trình nghị sự đô thị. 

9. Cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra, vai trò của thành phố trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế đang tăng lên mạnh mẽ. Mạng lưới các thành phố khu vực và quốc tế đang định hình và có thể trở nên tích cực hơn trong việc hình thành các hình thức của quản trị toàn cầu quản trị bao gồm cả các quốc gia nhà nước. 

Anthony GiddensĐinh Lê Na (dịch từ tiếng Anh [*]) 

[*] Nội dung bài dịch trích từ “Chapter 6 – Cities and Urban life” thuộc “Giddens, Anthony, Sociology 6th, 2009, Polity Press”

  • Các phần dẫn chú chương trong khung là dẫn chú về các chương trong tác phẩm. Vì tác phẩm lấy bối cảnh xã hội Anh quốc làm tham chiếu nên khi dùng các khái niệm liên quan đến “quốc gia”, tác giả muốn đề cập đến Anh quốc. Người dịch giữ nguyên các khái niệm liên quan. 


 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo