Nằm trong một tổng thể chung của Đô thị biển Quy Nhơn hồ sinh thái Đống Đa nối trực tiếp với nguồn nước ra vào của nước biển, đóng góp một vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy việc làm đẹp cho môi trường đô thị xanh và sạch hơn, để xứng tầm và trả lại cảnh quan hiện có của thiên nhiên đã ban tặng cho đô thị biển này.
Hơn 10 năm trước, hồ sinh thái Đống Đa là nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão của các ngư dân trong khu vực và vùng lân cận. Tại đây, có xưởng đóng tàu thuyền cho cùng các khu nhà ổ chuột tạm bợ, nơi cư ngụ của các hộ dân nghèo lấn chiếm ngày càng nhiều ra phía hồ, họ là những người di cư từ nhiều nơi với rác sinh hoạt cùng hệ thống nước thải trực tiếp xả ra hồ, khiến cho toàn bộ hồ Đống Đa xuống cấp và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ sinh thái của cả Đầm Thị Nại nói riêng và toàn bộ khu vực lân cận thành phố Quy Nhơn nói chung. Điều đó cũng đồng nghĩa có tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân với những vấn đề về ô nhiễm không khí, sinh vật biển, nguồn nước và không gian mở sinh hoạt cộng đồng.
Do đó, việc quy hoạch chỉnh trang khu đô thị hồ sinh thái Đống Đa là vô cùng cấp bách và rất quan trọng đối với khu dân cư và môi trường sống đô thị của thành phố Quy Nhơn.
Với mục tiêu đó, các kiến trúc sư không những đã quan tâm kỹ ngoài việc môi trường sống sạch hơn về cải tạo hệ thống xử lý thoát nước thải, mà còn phải cần nhắc rất kỹ lưỡng về việc lựa chọn giải pháp thiết kế đưa các mảng xanh vào để tạo sự gắn kết không gian xanh đô thị với khu dân cư và mặt nước của hồ sinh thái Đống Đa.
• Địa điểm xây dựng: Phường Thị Nại, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định • Kiến trúc sư: MIA Design Studio • Kiến trúc sư chủ trì: KTS. Nguyễn Hoàng Mạnh • Nhóm thực hiện: Nguyễn Hoàng Mạnh, Bùi Hoàng Bảo, Trần Hà Hoàng Thiên • Năm thiết kế: 2012 • Năm hoàn thành: 2014 • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc |
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
1. Ngăn ngừa lấn chiếm để tái tạo lại khu nhà ổ chuột
Trong quy hoạch của mặt bằng tổng thể chung khu dân cư, kiến trúc sư đã tách biệt khu ở bằng hệ thống đường mới để tránh lấn chiếm không gian lòng hồ trong tương lai, do đó khu dân cư sẽ có thêm quỹ đất cho không gian cộng đồng; Bố trí thiết kế lại hệ thống xử lý nước thải đấu nối với hệ thống nước thải của thành phố, giải quyết dứt điểm việc thải nước trực tiếp ra hồ. Điều đó đã góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm tối đa của hồ sinh thái Đống Đa.
2. Liên kết không gian ở với công viên và mặt nước
Từ quy hoạch tổng thể, kiến trúc sư đã kết nối khu ở với công viên qua hệ đường mới từ đó khu dân cư toàn bộ được nhìn ra công viên trải theo chiều ngang để đón gió chủ đạo Đông Nam và Tây Nam từ hồ vào nhà, tạo nên một cảm giác mát lạnh từ mặt nước và cây xanh cảnh quan.
3. Tạo liên kết công viên với hồ sinh thái Đống Đa với khu ở và ngược lại
Dự án cái tạo cũ được chính quyền áp dụng chỉ gồm các công trình bê tông tạo cảm giác thô cứng, thiếu đi cảm giác xanh mát của thiên nhiên. Các kiến trúc sư đã đưa ra lời giải cho “bài toán” này bằng việc phủ mảng xanh lên để che hoàn toàn mảng bê tông chắn. Đây được xem là một giải pháp thiết kế rất tâm đắc của KTS đã tạo được mối liên kết chặt chẽ bằng cách tạo mái XANH xiên tránh bê tông hóa. Mảng xanh và mặt nước đã thực sự tham gia vào bố cục tổng thể sinh thái của đô thị. Không gian vỉa hè được chia làm hai độ cao khác nhau để đưa không gian xanh gần hơn với mặt nước, chính vì ý tưởng này đã tạo nên sự nhịp điệu và tính độc đáo của dự án.
KẾT QUẢ:
Trải qua hơn 18 tháng giải tỏa và tôn tạo cảnh quan, quy hoạch khu vực, hồ sinh thái Đống Đa đã trở thành một khu vực cảnh quan thu hút người dân địa phương qua các sinh hoạt khác nhau trong ngày cho mọi lứa tuổi và du khách bởi cảnh quan thiên nhiên xanh sạch cùng không gian sinh hoạt công đồng gần gũi với tự nhiên. Công trình cải tạo dịch vụ và khu dân cư ở phái Bắc hồ sinh thái Đống Đa còn có ý nghĩa về tinh thần và nâng cao chất lượng sống cho khu dân cư, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân. Và qua đó khẳng định lại sự cần thiết cho mỗi mét vuông không gian mở của đô thị cần phải được đưa vào sử dụng hữu ích cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, việc cải tạo cảnh quan và khu dân cư của hồ sinh thái Đống Đa còn có ý nghĩa về văn hóa xã hội rất lớn, góp phần giáo dục ý thức người dân và du khách về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tôn trọng và giữ gìn các không gian sinh hoạt cộng đồng.
- Naman Residences - Villa B (Garden Villa) / thiết kế: MIA Design Studio
- Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh / thiết kế: 1+1>2
- Naman Residences - Villa A / thiết kế: MIA Design Studio
- Vegan House / thiết kế: Block Architects
- Cicilia Hotel & Spa / thiết kế: SKND Architects
- Khách sạn Babylon - Naman retreat / thiết kế: Vo Trong Nghia Architects
- Naman Spa / thiết kế: MIA Design Studio
- Trung tâm đào tạo và nghiên cứu công nghệ Đại học FPT / thiết kế: Vo Trong Nghia Architects
- 2H House / thiết kế: Trường An architecture
- Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội / thiết kế: Vo Trong Nghia Architects + Takashi Niwa