Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Đối thoại Dự án tàu điện một ray: Cần nghiên cứu sâu hơn

Dự án tàu điện một ray: Cần nghiên cứu sâu hơn

Viết email In

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải) thì những giải pháp về đường sắt là giải pháp mang tính dài hạn nên cần phải xem xét kỹ.  Tàu điện một ray liệu có là giải pháp tầm nhìn dài hạn hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ và cần thêm thời gian nghiên cứu sâu hơn về giải pháp và công nghệ.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng xung quanh về vấn đề này.

- Nhiều người cho rằng tàu điện một ray là một trong nhiều giải pháp cho giao thông đô thị. Ông đánh giá loại hình mới này thế  nào?

Ông Khuất Việt Hùng (ảnh bên): Tàu điện một ray có những ưu điểm đặc biệt thích hợp cho việc giải quyết vấn đề giao thông đô thị như: Chiếm ít diện tích nên không mất nhiều công sức và thời gian cho việc giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng hạ tầng và mặt bằng thấp, thân thiện với môi trường… 

- Liệu triển khai tàu điện một ray ở nước ta có phù hợp với điều kiện giao thông và thói quen sử dụng của người dân không, thưa ông?

Với loại hình giao thông mới này, tôi cho rằng chắc chắn thói quen về giao thông của người Việt Nam sẽ thay đổi và số lượng giao thông bị ách tắc là kiểm soát được. Với hệ thống giao thông này, người dân sẽ làm quen và sẽ nhanh chóng có thói quen sử dụng nhiều.

- Theo quy hoạch đô thị Hà Nội thì đã có tuyến đường sắt đô thị số 5 trên tuyến Láng-Hòa Lạc. Vậy khi có thêm tuyến đường tàu điện một ray có làm giao thông ở khu vực này thêm chồng chéo?

Trong bối cảnh này, đề xuất xây dựng tuyến tàu điện một ray là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, để đưa vào triển khai, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về giải pháp công nghệ, xây dựng, cũng như đặt tàu điện một ray vào tổng thể quy hoạch giao thông bài bản thì mới phát huy được hiệu quả.

Nhu cầu đi lại trên tuyến Láng-Hòa Lạc hiện vào khoảng 60-70.000 người/ngày. Và cần phải xem xét chúng ta đặt mục tiêu gì cho vận tải công cộng trên tuyến, ví dụ phải đảm bảo 40% lưu lượng đi lại chẳng hạn, thì mới đưa ra những giải pháp cho vận tải công cộng trên toàn tuyến.

Người quy hoạch cần tính toán những đô thị kết nối với Hà Nội qua hành lang đó, những khu vực dân cư trên khu vực đó để xem nhu cầu, chiều dài đi lại bình quân của người dân trong khu vực đó là bao nhiêu để biết được người dân có nhu cầu thực sự như thế nào.

  • Ảnh minh họa bên : Tàu điện một ray

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng có những giải pháp về giao thông công cộng trên trục Láng-Hòa Lạc. Vì thế, vấn đề tích hợp giữa các phương tiện giao thông công cộng cần được phối hợp chặt chẽ để mang tính lâu dài và quy hoạch đồng bộ giữa các loại hình tránh tình trạng làm rối loạn hệ thống để xong rồi lại phá bỏ rất khó. Tôi cũng chưa thấy chuyên gia nào bàn về giải pháp thích hợp của đường sắt một ray với các loại hình khác, cũng chưa có đủ thông tin để nói có nên làm đường sắt một ray hay không.

Tôi nghĩ nên cần ít nhất thêm 2 năm để nghiên cứu ý tưởng này, từ đó những người quyết định, phê duyệt mới có cơ sở.

- Theo ý kiến một số chuyên gia, việc xây dựng tàu điện một ray rẻ nhất cũng là 18 triệu USD/km. Với số tiền 8 triệu USD liệu có xây dựng được?

Theo tôi, 8 triệu USD cho việc xây dựng 1km mới chỉ là phép tính dựa trên ý tưởng sơ bộ. Chưa có nơi nào trên thế giới làm được giá đấy. Tôi cũng chưa thể biết được họ tính toán trên cơ sở như thế nào. 8 triệu USD chỉ có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng chứ chưa nói đến toa tàu 2 toa hay 8 toa.

Những thông tin mà Vinaconex đưa ra chưa đủ thuyết phục cho việc xây dựng tàu điện một ray. Nếu ý tưởng này chứa đựng những thông tin và các con số tính toán là đúng thì chúng ta nên ủng hộ và tạo mở cơ hội để doanh nghiệp xây dựng. Tất nhiên nếu muốn bác bỏ một giải pháp cũng cần phải nghiên cứu nghiêm túc. Hãy chờ đến thời điểm có kết quả thực sự của nghiên cứu để ủng hộ quyết định nào đó.

- Đầu tư 8 triệu USD/km tàu điện một ray nhưng liệu cơ sở hạ tầng và khả năng khai thác vận tải có được sử dụng lâu? 

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa đề xuất Chính phủ phương án xây dựng tàu điện 1 ray trên cao cho tuyến đường Văn Cao-Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng-Láng-Hòa Lạc có chiều dài 38km, tổng mức đầu tư trên 5.800 tỷ đồng (tương đương khoảng 8 triệu USD một km). Trên toàn tuyến dự kiến xây dựng 14 nhà ga. Tàu chạy với tốc độ 60-70km/h, công suất thiết kế chuyên chở khoảng 60.000 hành khách/ngày/hướng. 
Những giải pháp về đường sắt là giải pháp mang tính dài hạn nên cần phải xem xét kỹ. Tàu điện một ray liệu có là giải pháp tầm nhìn dài hạn hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ vì đây cũng mới chỉ dừng lại ở đề xuất và ý tưởng. Hơn nữa tàu điện một ray cũng chỉ là 1 trong nhiều loại hình giao thông khác để giải quyết ùn tắc nên chưa được nhấn mạnh thực sự. 

Nói đến đường sắt, tàu điện là nói đến thời gian khai thác sử dụng tầm nhìn 60 đến 100 năm. Khi vận hành tàu điện một ray rồi thì giá vé bao nhiêu, nhà đầu tư cần thành phố trợ giá bao nhiêu tiền cho một chuyến đi vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp cho tuyến Láng-Hòa Lạc. 

Đô thị hiện nay phát triển nhanh nên không thể dự báo trước được mà chúng ta mới chỉ đưa ra con số so sánh tĩnh giữa tàu điện một ray với các loại hình vận tải khác. 

- Xin cảm ơn ông./. 

Mạnh Hùng (thực hiện)

>> Tàu điện một ray rất hay nhưng không nên lắp trên trục Láng - Hòa Lạc

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2503 khách Trực tuyến

Quảng cáo