Chợ Bến Thành, hình ảnh biểu tượng của TP HCM vừa tròn 100 tuổi, đánh dấu bước tiến mới trong việc thu hút khách du lịch đến với TP HCM.
Theo tài liệu còn lưu tại chợ, chợ Bến Thành còn mang tên là chợ mới Sài Gòn. Có tên gọi Bến Thành bởi vì chợ nằm gần bến nước của thành Gia Định cũ, trước kia được xây cất trên một cái ao sình lầy được lấp lại tên là Bồ-rệt (Marais Boresse) vào năm 1913.
Chợ Bến Thành xưa...
...và nay
Bên hông chợ lúc bấy giờ có hai bến xe đò đưa khách, bến đường Phan Bội Châu (tên cũ Viennot) đi miền Đông; bến đường Phan Chu Trinh (tên cũ Schroeder) đi miền Tây.
Nằm giữa trung tâm thành phố, phía trước là công trường Quách Thị Trang (trước kia là đồn binh Cu-nhắc), bên phải là nhà ga và bên trái là đầu đường Lê Lợi (tên cũ Bô-na), chợ Bến Thành là nơi đã từng diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chợ Bến Thành chính thức được xây dựng năm 1913-1914. Sau đó, chợ xuống cấp phải cải tạo, sửa chữa từ ngày 1/7/1985 đến 25/8/1985 do đơn vị thi công đảm nhận chính là công ty Vật liệu Xây dựng và Xây lắp 2 (thuộc Bộ Nội thương).
Chợ Bến Thành trong phong trào biểu tình ngày toàn quốc chống Mỹ
Hiện nay, theo Ban quản lý, chợ Bến Thành có tổng số sạp 1.559, trong đó đang kinh doanh 1.446 hộ. Phía bên trong chợ có 84 sạp cửa hàng quốc doanh. Tổng diện tích chợ Bến Thành là 13.056 m2 với bốn cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc.
Các sạp trong chợ kinh doanh đa dạng như bao chợ khác: quần áo, giày dép, vải vóc, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống... Nhưng chợ Bến Thành nổi bật với hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch qua nhiều đời nay.
Các sạp hàng bên trong chợ Bến Thành hôm nay
Tròn 100 tuổi, chợ Bến Thành cũng chứng kiến biết bao đời tiểu thương đi qua. Trong đó có sạp của tiểu thương Lê Thị Thu Bích được truyền qua ba đời. Nổi bật là người khởi đầu sạp hàng này trong kháng chiến đã từng nuôi giấu cán bộ, tham gia sôi nổi trong phong trào học sinh – sinh viên lúc bấy giờ.
Nguyễn Hiển
- Kỳ vọng Luật đầu tư công
- Đà Lạt và golf
- Đời sống thời bao cấp: Nhà tập thể
- 500 tấn rác y tế thải ra mỗi ngày đang "đi" về đâu?
- Chính phủ bác một nửa số đề xuất của Bộ Xây dựng, vì sao?
- Chậm như... metro
- Hà Nội "lội" và chuyện "những người khốn khổ"
- “Gỡ rối” giao thông nhờ xã hội hóa
- Bán vé thăm Phố cổ Hội An: Hưởng thụ 'miễn phí' hay đòi hỏi?
- Tăng vốn đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Vào thế đã rồi!?