Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Tương tác Góc nhìn Bùng nổ hạ tầng giao thông khu Đông TP.HCM

Bùng nổ hạ tầng giao thông khu Đông TP.HCM

Viết email In

Trong 3 khu vực có hạ tầng phát triển mạnh tại TP.HCM giai đoạn 2010-2020 gồm khu Đông, khu Nam Sài Gòn và Tây Bắc có tổng vốn đầu tư 350.000 tỉ đồng, trục phía Đông nổi lên như một điểm sáng hội tụ mạnh mẽ. 

Khu Đông bao gồm Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, 9, Thủ Đức có sự kết nối đồng bộ với trục phía Tây Sài Gòn và các đường vành đai, cao tốc liên vùng. Giai đoạn 2012-2020, trục giao thông chiến lược này có 11 dự án hạ tầng lớn nhỏ, tổng kinh phí thực hiện lên đến gần 250.000 tỉ đồng. Như vậy, dòng vốn tập trung vào hạ tầng khu Đông đã chiếm 70% số tiền đổ vào các tuyến giao thông toàn thành phố.  

Nằm trong khu vực sôi động với hàng loạt công trình hạ tầng lớn, khu Đông vì thế thừa hưởng nhiều lợi thế của khu “Tứ giác động lực” trọng điểm tại phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là một trong những vị trí chiến lược trong quy hoạch phát triển của TP.HCM. 

Từ các quận 2, 9, Thủ Đức có thể dễ dàng di chuyển về các hướng cầu Phú Mỹ, Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Võ Văn Kiệt, đường Vành Đai Trong... Việc kết nối cầu Phú Mỹ với tuyến đường Vành Đai Trong giúp giao thông giữa quận 9 và Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng cũng trở nên thuận tiện. Các hướng di chuyển đổ ra các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An đều thuận lợi nhờ các tuyến giao thông huyết mạch của TP.HCM. 

Sự phát triển của TP.HCM tập trung về phía Đông với những dự án hạ tầng trọng điểm đang hình thành và dần hoàn thiện đã tạo nên một bức tranh sống động cho thị trường bất động sản quận 9. Khu vực này hội tụ được các tuyến giao thông huyết mạch cả đường thủy, đường bộ, đường sắt lẫn đường hàng không.

Về đường thủy, khu Đông Sài Gòn có nhiều sông rạch nên giao thông đường thủy khá phát triển, tạo cầu nối giao thương hàng hoá từ các cảng xung quanh. Về đường bộ, khu Đông trở thành tâm điểm của hàng loạt trục giao thông chiến lược. Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn 4 km đầu), đường Vành đai 2, 3, đường Liên Phường, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đều là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn này. Ngoài ra, bến xe Miền Đông sẽ di dời về gần dự án Đông Tăng Long (quận 9) càng giúp giao thông khu vực này hoàn thiện.

Về đường hàng không, việc phát triển các đường vành đai 2, 3, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ dự án Đông Tăng Long về sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Long Thành. Đối với trục đường sắt, TP.HCM đã và đang triển khai xây dựng tuyến đường sắt Metro Bến Thành - Suối Tiên, quận 9 - Nhơn Trạch - sân bay quốc tế Long Thành, tạo thuận lợi cho cư dân sinh sống tại dự án. 

Theo ông Marc Townsend, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, hạ tầng khu Đông phát triển mạnh sẽ làm thay đổi khái niệm đầu tư bất động sản của người Sài Gòn. Theo đó, các khu vực có cao tốc, Metro, đường Vành đai đi qua sẽ tăng sự kết nối và rút ngắn khoảng cách đến khu trung tâm hiện hữu, kéo các quận ở rìa trung tâm như quận 9, Thủ Đức lại gần với nội đô Sài Gòn hơn. Vì thế, việc đầu tư vào điểm nóng khu Đông TP.HCM sẽ ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, vì cùng với hạ tầng hoàn chỉnh, giá trị bất động sản sẽ tăng lên gấp nhiều lần. 

Huy Tường 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo