Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Tương tác Góc nhìn Những cổng làng trong lòng thành phố Hà Nội

Những cổng làng trong lòng thành phố Hà Nội

Viết email In

Nằm trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, nhiều khu dân cư vẫn tôn tạo, lưu giữ những chiếc cổng làng truyền thống của nông thôn đồng bằng bắc bộ xưa dù đã là cư dân phố phường từ lâu. 

Trên giấy tờ hành chính, những địa danh xưa là làng, xã, nay đã là phố, phường, khu đô thị, quận thuộc Thủ đô. 

Nhưng không ít khu dân cư thuộc nội thành Hà Nội nay vẫn lưu giữ, tôn tạo những cổng đặc trưng của làng, xã nông thôn đồng bằng bắc bộ xưa.  


Khu dân cư thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai vẫn gìn giữ hai chiếc cổng làng Đại Từ xưa. Cổng tiền mang đậm phong cách kiến trúc cổng làng đồng bằng Bắc bộ. 


Cổng hậu nhìn ra đường vành đai 3 được nối với cổng tiền bằng con đường chính của làng Đại Từ xưa.


Ngõ 530, phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ được án ngữ bởi chiếc cổng làng An Thọ xưa.


Nức tiếng với nghề làm giấy dó, ngôi làng nghề cổ xưa bên hồ Tây đã đi vào thơ ca "Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ" này vẫn giữ được cổng làng theo lối kiến trúc cổ.


Cổng dẫn vào ngõ 378 phố Thụy Khuê xưa là cổng làng Hồ Khẩu. Phố Thụy Khuê cũng là con phố còn giữ được nhiều cổng làng theo lối kiến trúc cổ nhất đất Thủ đô.


Nay thuộc phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm nhưng trên chiếc cổng dẫn vào khu dân cư trên đường Lê Đức Thọ vẫn được đắp tên làng cũ.


Nằm ở khu trung tâm Thủ đô, sát với các khu đô thị hiện đại quanh Hồ Tây, lối vào làng Yên Phụ vẫn bình dị với chiếc cổng làng xưa.


Chiếc cổng tam quan bề thế mới được tôn tạo là dấu ấn dễ thấy về một làng nghề nức tiếng với đặc sản cốm làng Vòng. Nay làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy - Hà Nội).


Phường Tương Mai hiện vẫn giữ được chiếc cổng của làng Tương Mai cổ nằm trên phố Trương Định.


Làng nghề làm bún Phú Đô nay đã thuộc phường Mỹ Đình tuy không giữ được cổng làng với lối kiến trúc cổ nhưng trên chiếc cổng bằng thép vẫn đề tên làng cổ.


Nằm trên địa bàn quận Ba Đình, đầu ngõ 290, phố Kim Mã vẫn sừng sững tên làng Vạn Phúc cổ trên chiếc cổng đơn giản không còn giữ được lối kiến trúc cổng làng cổ Bắc bộ. 

(Theo Vietnamnet


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo