Triển lãm ảnh về Huế mang tên "Thành phố nước" của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro sẽ khai mạc chiều 23/3 tại New Space Arts Foundation số 15 - Lê Lợi, TP Huế.
Những tác phẩm qua ống kính của Hasegawa Taro có mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống người dân Huế và những dòng sông nhỏ bao quanh. Những ngày sống ở đây, Hasegawa Taro đạp xe lang thang, vừa chụp ảnh vừa suy nghĩ làm sao để truyền tải cho mọi người “bầu không khí tràn đầy sức sống” của người dân Huế khi chiêm ngưỡng những khoảnh khắc sông nước trong các tác phẩm. Hasegawa Taro chọn thời gian là đêm khuya và sáng sớm – thời điểm có thể ghi lại được bức hình một cách bình di nhất.
Huế, theo Hasegawa Taro cũng là một thành phố tràn ngập thứ gọi là “hương vị cuộc sống”.
Mizumachi (Thành phố nước) Từ thế giới này (shigan) hướng về cõi hư vô (higan) (cực lạc) Những tác phẩm mà tôi thể hiện là mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống người dân Huế và những dòng sông nhỏ bao quanh. Sau những ngày sống ở đây, mỗi ngày tôi đạp xe lang thang, vừa chụp ảnh vừa suy nghĩ làm sao để truyền tải cho mọi người “bầu không khí tràn đầy sức sống” của người dân Huế khi ngắm nhìn những khoảnh khắc sông nước mà tôi đã ghi lại được trong các tác phẩm lần này. Tôi chọn thời gian là đêm khuya và sáng sớm – thời điểm có thể ghi lại được bức hình một cách bình di nhất. Huế là một thành phố tràn ngập thứ gọi là “hương vị cuộc sống”. Tôi thực sự rung động trước sự mới mẻ và đầy sức sống ở nơi đây. Tôi tự hỏi rằng, những người còn đang sống đây, những người đã đi vào cõi hư vô, thế giới này (shigan) hay thế giới bên kia (higan) rốt cuộc là cái gì? “Hương vị cuộc sống” mạnh mẽ toả ra từ mảnh đất này thúc giục tôi suy ngẫm về “Memento mori” – Một câu nói của latinh – “Hãy suy nghĩ về cái chết”. Tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam và Nhật Bản chính là giáo phái Phật Giáo Đại Thừa. Mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo đó chính là sự giải thoát, đó chính là sự di chuyển từ thế giới này sang thế giới bên kia. Tôi - một đứa con của thành phố Osaka – đứng trong thế giới đang sống này vừa hướng về thế giới bên kia và nghiêm túc suy ngẫm về cái chết. Những bức ảnh gia đình Việt Nam Và tôi chụp những bức ảnh gia đình người Việt với mục đích muốn ghi lạị mối quan hệ thân thiết giữa con người với nhau. Tôi đã chọn đến chụp ảnh tại gia đình của họ để có thể mang cái gọi là “bầu không khí tràn đầy sức sống” vào những bức ảnh của mình. Không chỉ hướng đến những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt mà vừa tập trung vào sự thể hiện cảm xúc trên gương mặt của họ vừa hướng đến việc đưa những bức ảnh thường nhật của họ vào tác phẩm của mình. Thông qua những bức ảnh lần này, tôi mong muốn cảm nhận sâu hơn về Việt Nam đương đại. - Hasegawa Taro. |
Xin giới thiệu một số tác phẩm của Hasegawa Taro tại triển lãm:
An Như
- Tìm giải pháp phát triển bền vững du lịch Thành nhà Hồ
- Chùa Keo - Di tích kiến trúc văn hóa đặc biệt
- Phân cấp và hệ quả
- PCI 2012 - Còn lắm nỗi lo
- Xã hội hóa đầu tư hạ tầng
- Xà xẻo đất quy hoạch công ích: Những dự án "đầu voi, đuôi chuột"
- Bỏ tâm lý cục bộ địa phương để nâng cao PCI vùng
- Dấu ấn chủ nghĩa biểu hiện trong kiến trúc hiện đại Việt Nam
- Tư duy đối phó
- Để dòng Mekong là tài sản chung