Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Sự hiểu lầm về bảo tồn lịch sử

Sự hiểu lầm về bảo tồn lịch sử

Viết email In

Một góc nhìn về bảo tồn lịch sử (cụ thể là bảo tồn công trình lịch sử) ở Hoa Kỳ. Tuy có những đặc thù riêng nhưng vẫn có những điểm cốt yếu chia sẻ công tác đặc biệt này đối với những nhà quy hoạch trên khắp thế giới.

Trong tất cả các nguyên lí thiết kế, bảo tồn công trình lịch sử có lẽ là phần dễ gây hiểu lầm nhất. Trong khi ai cũng công nhân rằng kiến trúc sư thì thiết kế công trình, còn các nhà quy hoạch thì tổ chức thành phố, vai trò của các nhà bảo tồn lại nhận được ít sự coi trọng hơn. Văn hóa đại chúng đầy rẫy những câu sáo về những kẻ cuồng tín bảo tồn di tích - những hình ảnh như mấy bà già đầu bạc cản bước chiếc xe ủi, hay những người tận tụy cứu giữ những ngôi nhà cũ nát và các di vật lịch sử, và cả những người theo kiểu Cấm-Không-Được-Vào-Vườn-Tôi ngăn chặn quá trình phát triển kinh tế bằng mọi giá.


Tòa nhà First National Bank - thành phố Waverly, bang Illinois, Mỹ

Nhưng có lẽ chúng ta đã quá cứng nhắc với vấn đề này. Trong khi những định kiến kiểu như trên vẫn đang tồn tại, thì hiện nay có nhiều người đang làm công việc chuyên môn này với tính linh hoạt và sức sống kinh tế trong đó. "Tôi ghét cái nhãn mác 'nhà bảo tồn'," - Randall Mason - Chủ tịch Chương trình Bảo tồn lịch sử của PennDesign (Trường Thiết kế thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ) nói - "bởi vì nó có ý rằng bạn là một nhà tư tưởng, mà một nhà bảo tồn thì lúc nào cũng chuẩn bị nói "Đừng có đập nó đi"." Theo Mason, thì vấn đề thực sự mà công việc bảo tồn phải đương đầu, đó là sự khó khăn trong việc xử lý sự thay đổi như thế nào.

Nhìn xa vào thế kỷ 21, ta có thể thấy vấn đề đó đang ngày càng trở nên quan trọng. Sự gia tăng dân số, suy giảm tài nguyên, và tương lai năng lượng không chắc chắn đang kêu gọi cho những chiến lược phát triển mới, được biết đến phổ biến ngày nay với cách gọi là "tăng trưởng thông minh". Donovan Rykema, một nhà tư vấn nổi tiếng tại Hoa Kỳ về kinh tế bảo tồn di tích lịch sử, chỉ ra trong một nghiên cứu của ông rằng, đồng minh lớn nhất cho sự tăng trưởng thông minh - đoán xem nào - chính là bảo tồn lịch sử.

Những lí do của Rykema có rất nhiều. Nhưng quan trọng nhất, ông nhấn mạnh, đó là thực tế rằng bảo tồn lịch sử là một đại lộ cho chúng ta kiểm chứng và thẩm định những tài sản hiện có. Tại sao lại đầu tư tiền vào việc đập hủy và tái xây dựng những cái đã có rồi? Những công trình lịch sử, những đường ống nước, mái hiên, con phố, chúng đã ở đó rồi. Những gì cũ hơn, được thiết kế trước khi ô tô thống trị đường phố, lại được vây quanh bằng những tuyến bộ hành tiện lợi. Nếu tương lai chúng ta nhắm đến việc giảm sự phụ thuộc vào ô tô, thì sử dụng những công trình như vậy là một sự khỏi đầu thông minh. 

Mà hóa ra việc sử dụng các công trình lịch sử thu được khoản vốn đáng kể. Sự tăng trưởng tốt đòi hỏi sự cân bằng vốn và việc  tái phục hồi hoạt động các công trình lịch sử giúp thu được thuế. Việc làm được tạo thêm. Theo Rykema, trong khi những tòa nhà mới phụ thuộc 50% vào lao động và 50% vào vật tư, quá trình phục hồi-cải tạo phụ thuộc khoảng 60-70%  vào lao động. Phục hồi chức năng những công trình cũ còn giảm thiểu phế thải xây dựng, giảm chi phí xây dựng và chi phí môi trường.

Không kém phần quan trọng, đó là sự thật rằng mọi người nói chung thích các khu vực mang tính lịch sử hơn. Chẳng phải là bạn sẽ thích đi thăm Venice hơn là Phoenix sao? Và khi mọi người đang đổ dồn về các thành phố, nhu cầu đòi hỏi về những khu vực có tính lịch sử sẽ chỉ tăng lên. Đối với công việc bảo tồn, khuynh hướng này không có gì bất ngờ cả. "Kiến trúc là một sự thể hiện văn hóa" - như Helaine Kaplan Prentice nói, tác giả và nguyên là nhà quy hoạch bảo tồn của thành phố Oakland. "Nhưng còn hơn thế, bởi vì kiến trúc được thiết kế để sử dụng vai trò của nó nhằm định hình trải nghiệm bên trong một nền văn hóa. Bảo tồn những tòa nhà không đơn giản chỉ là vẻ ngoài của một thành phố. Nó còn là bảo vệ những nơi đã làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên ý nghĩa hơn." Có nghĩa là điều này khiến còn người sử dụng công trình như những sự kết nối trực tiếp từ quá khứ tới tương lai.
Chúng là những sự kết nối mà ai cũng muốn. Khi Mason nói về bảo tồn với những người không chuyên, ông thích truyền tải thông điệp của mình bằng cách cá nhân hóa vấn đề: "Tôi hỏi rằng bản thân bạn có thứ gì mà bạn trân trọng bởi ai đó trong gia đình bạn, tổ tiên hay một người họ hàng gần, trao nó cho bạn không. Và phần lớn mọi người nói là có." Trong trường hợp đó, như Mason nói, xã hội trở nên không có khác biệt. Như một món đồ nội thất hay một chiếc nhẫn được lưu giữ bởi thế hệ này sang thế hệ khác; cũng như vậy là những tòa nhà, những di vật, phong tục được chúng ta lựa chọn để lưu giữ sợi dây bền chặt với quá khứ văn hóa của chúng ta.

Tất cả điều đó khiến cho công tác bảo tồn trở thành một dạng chức năng của xã hội. Mason nói, "Trong thời hiện đại, điều đó là cần thiết." Ông đề cập đến sự phá hủy hàng trăm công trình lịch sử ở Philadelphia trong giai đoạn xây dựng tuyến cao tốc I-95 những năm 60, và kéo theo sự suy giảm kinh tế của khu vực. "Bạn có thể thấy hậu quả khi bỏ qua những vấn đề như này".

Khó khăn sẽ nổi lên khi phải quyết định cái gì sẽ giữ lại. Như dự án tuyến High Line đã chứng minh, tất cả những cấu trúc cũ, khi có được những nỗ lực đúng mức, cùng vốn và ý tưởng, sẽ có tiềm năng rõ ràng trở thành những biểu tượng ý nghĩa và có giá trị kinh tế. Do sự cạn kiệt dần tài nguyên, nên không phải thứ gì cũng có thể cứu giữ được. "Nó còn tùy vào những quyết định chính sách về việc bảo tồn", Mason ca cẩm, "khi mà có những bàn tay sắt xuất hiện, và làm ta nhớ mãi với câu hỏi: "Chúng ta là ai mà có thể nói lịch sử nào quan trọng hơn lịch sử nào?" Nhưng vì đây là những cấu trúc có giá trị công cộng, quyết định cần phải được đưa ra."

Đó là một công việc khó khăn, nhưng phải có người làm việc đó. Những nhà bảo tồn, chúng tôi cám ơn các bạn.

Johanna Hoffman (Next American City) - Vũ Minh Nhật (dịch) 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo