Theo nhận định của các kỹ sư và chuyên gia về hạt nhân thì việc tháo dỡ và làm sạch phóng xạ các lò phản ứng bị hư hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi có thể phải mất đến 30 năm và tiêu tốn của Công ty Điện lực Toky (Tepco) hơn 1.000 tỷ Yên (12 tỷ USD).
Sẽ phải tháo dỡ các lò phản ứng hạn nhân bị hư hại
4 trong 6 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi không thể sử dụng được nữa khi các kỹ sư dùng nước biển để làm mát các lò phản ứng này sau khi hệ thống làm mát của các lò phản ứng hạt nhân này bị khóa do ảnh hưởng của trận động sóng thần ngày 11/3 vừa qua. Hôm 29/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết, toàn bộ nhà máy điện phía Bắc Tokyo này sẽ gần như phải tháo dỡ và làm sạch phóng xạ.
Toàn bộ nhà máy điện phía Bắc Tokyo này sẽ gần như phải tháo dỡ và làm sạch phóng xạ
Tomoko Murakami - một nhà nghiên cứu hạt nhân tại Viện Kinh tế năng lượng, Nhật Bản cho biết, các lò phản ứng hạt nhân bị hư hỏng cần phải được phá hủy sau khi hệ thống làm lạnh bị khóa và các vật liệu phóng xạ bị thất thoát. Và theo Hironobu Unesaki - Giáo sư kỹ thuật hạt nhân tại Trường Đại học Kyoto thì quá trình này có thể sẽ mất lâu hơn khoảng thời gian 12 năm tháo dỡ và làm sạch phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island tại Pennsylvania, Mỹ sau cuộc khủng hoảng do một lò phản ứng hạt nhân của nhà máy này bị tan chảy một phần.
Theo Daniel Aldrich - giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Purdue, Indiana, thậm chí Nhật Bản sẽ phải tháo dỡ cả 6 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi: “Việc công chúng không ủng hộ có thể làm tăng sức ép, buộc phải tháo dỡ cả 6 lò phản ứng. Tepco sẽ cố gắng cứu được 2 lò phản ứng hạt nhân nếu tìm được sự ủng hộ từ phía công chúng, nhưng điều này dường như là không thể.”
Cũng trong ngày 29/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã cho rằng những yếu kém trong công tác phòng ngừa khi có sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân và những tiêu chuẩn an toàn của Tepco quá thấp đã dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất tại Nhật Bản từ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Tuy nhiên phía Tepco vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào về việc tháo dỡ và làm sạch các lò phản ứng hạt nhân. Naoyuki Matsumoto, một phát ngôn viên của Tepco hôm 29/3 cho biết: “Tepco hiện đang tập trung tìm cách kiểm soát được nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi và không thể đưa ra bất cứ ý kiến nào về tương lai của nhà máy điện hạt nhân này”.
30 năm và 1.000 tỷ Yên
Theo đánh giá của các quan chức Nhật Bản thì sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở mức 5/7 mức sự cố hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, với mỗi mức tăng lên tương ứng với việc tăng lên gấp 10 lần mức độ nghiêm trọng.
Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island năm 1979 cũng đã được xếp vào mức 5/7 mức sự cố hạt nhân của IAEA. Theo một bản báo cáo trên website của Hiệp hội hạt nhân thế giới, sự cố này đã tiêu tốn mất 973 triệu USD để sửa chữa, làm sạch phóng xạ và mất gần 12 năm mới hoàn thành. Hơn 1.000 công nhân tham gia vào việc thiết kế và dọn dẹp phóng xạ.
Trước đó, Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (Japan Atomic Power Co - JAPC.) đã bắt đầu tháo dỡ và làm sạch một lò phản ứng hạt nhân 166-megawatt tại Tokai thuộc quận Ibaraki gần Tokyo từ năm 1998 sau khi nó hoàn thành 32 năm hoạt động, theo tài liệu được công bố trên website của công ty. Dự án này có thể sẽ hoàn thành cho tới tháng 3/2021 và chi phí khoảng 88,5 tỷ Yên. JAPC đã phải mất 3 năm, từ năm 1998 cho tới tháng 6/2001 để ổn định và loại bỏ nhiên liệu hạt nhân từ trong lõi của lò phản ứng.
Dựa trên những sự kiện đó, nhà nghiên cứu Tomoko Murakami nhận định, các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima có thể cần khoảng 30 năm để hoàn thành việc tháo dỡ và làm sạch phóng xạ.
Với kinh nghiệm 13 năm làm việc tại JAPC và tham gia quá trình tháo dỡ, làm sạch phóng xạ nhà máy điện Tokai, Tomoko Muarakami cho biết thêm: “Một điều không thể tranh cãi rằng Tepco sẽ phải đi trước và phải tháo dỡ 4 lò phản ứng hạt nhân, chi phí cho việc này có thể vượt mức 1.000 tỷ Yên. Loại bỏ những nhiên liệu nguy hiểm từ các lò phản ứng hạt nhân có thể mất hơn 2 năm và bất cứ sự trì hoãn nào sẽ có thể đẩy chi phí lên cao hơn”.
Bông Mai (Theo Bloomberg)
- Thành phố toàn cầu - Bài học Thượng Hải
- Perth - Thành phố cô độc
- Ba chiều Melbourne
- Tìm thấy thành phố cổ bị sóng thần chôn vùi
- Luật xây dựng ở Nhật Bản: Luật của chống động đất
- Hình ảnh 2 thành phố của Nhật Bản gần như bị xóa sổ sau động đất, sóng thần
- Giải pháp giao thông đô thị của Singapore
- Chuyện ô nhiễm ánh sáng ở Hồng Kông
- Nỗi tuyệt vọng của "Người khổng lồ tàn tật"
- Đô thị hóa làm gia tăng nguy cơ xảy ra động đất