Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Công nghệ Ứng dụng Thành phố thông minh bảo vệ người dân khỏi thiên tai

Thành phố thông minh bảo vệ người dân khỏi thiên tai

Viết email In

Hầu hết dữ liệu thành phố thông minh đều lấy từ các hoạt động của người dân, trong đó có việc sử dụng năng lượng, chăm sóc sức khỏe. Người dân cũng là chủ quản của các dữ liệu này, theo đó họ có thể tự quyết định mức độ tiếp cận các dữ liệu, ngay cả khi các công ty hoặc phòng khám nắm giữ dữ liệu này.

Thành phố Aizuwakamatsu, tỉnh Fukushima (Nhật Bản) vừa lắp đặt và triển khai một loạt công cụ kỹ thuật số có thể gửi cảnh báo thiên tai, qua đó giúp bảo vệ tính mạng của người dân.

Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm thúc đẩy công nghệ, đồng thời giúp người dân vượt qua những thách thức về kinh tế và xã hội.


(ảnh minh họa)

Tuần trước, công ty tư vấn Accenture đã triển khai dịch vụ gửi cảnh báo qua điện thoại thông minh tại thành phố Aizuwakamatsu. Nhiều năm qua, Accenture đã hợp tác với các nhà nghiên cứu trong các dự án sử dụng công nghệ để hồi sinh thành phố sau thảm họa động đất-sóng thần năm 2011. Người dân Aizuwakamatsu có thể chọn đăng ký các dịch vụ kỹ thuật số. Đây được coi là cách tiếp cận khác biệt rõ rệt so với những sáng kiến đã được triển khai ở các thành phố thông minh khác, vốn yêu cầu người dùng bắt buộc phải đăng ký dịch vụ, làm dấy lên những quan ngại về bảo mật thông tin cá nhân.

Theo ông Shojiro Nakamura, đồng lãnh đạo Trung tâm Đổi mới Accenture Fukushima, hầu hết dữ liệu thành phố thông minh đều lấy từ các hoạt động của người dân, trong đó có việc sử dụng năng lượng, chăm sóc sức khỏe. Người dân cũng là chủ quản của các dữ liệu này, theo đó họ có thể tự quyết định mức độ tiếp cận các dữ liệu, ngay cả khi các công ty hoặc phòng khám nắm giữ dữ liệu này. Ngoài ra, công ty cũng giới thiệu các công cụ kỹ thuật số trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiêu thụ năng lượng.

Tại Nhật Bản, thành phố thông minh bắt đầu được chú ý từ sau thảm họa động đất-sóng thần năm 2011. Chính quyền địa phương đã hợp tác với các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu nhằm áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, trong đó có tình trạng già hòa dân số và biến đổi khí hậu. Những công ty điện tử như Panasonic, Hitachi hay ứng dụng tin nhắn LINE đều nằm trong số các công ty đang phát triển thành phố thông minh tại Nhật Bản.

Hồi tháng trước, hãng sản xuất ô tô Toyota vừa khởi công xây dựng thành phố thông minh mới gần Tokyo, được coi là "phòng thí nghiệm" thử nghiệm và phát triển xe tự hành, robot, thiết bị di động cá nhân và công nghệ AI cho cư dân. Chủ tịch Tập đoàn Toyota Akio Toyoda từng nhấn mạnh việc xây dựng thành phố từ bước ban đầu là cơ hội độc nhất vô nhị để phát triển các công nghệ tương lai.

Không chỉ Nhật Bản, các thành phố trên khắp thế giới đang chạy đua để nắm bắt công nghệ nhằm cải thiện cuộc sống đô thị. Thông qua việc thu thập dữ liệu, lực lượng chức năng có thể giải quyết các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tội phạm và quản lý chất thải. Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), ước tính riêng trong năm 2020, chi tiêu toàn cầu cho các sáng kiến thành phố thông minh đạt gần 124 tỷ USD, trong đó Nhật Bản và Mỹ Latin được dự báo sẽ chi mạnh tay nhất trong lĩnh vực này.

B.T

(Chinhphu.VN)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo