Luận bàn góc nhìn thể hiện cách nhìn nhận sự việc, hiện tượng dựa trên một số nguyên tắc giả định, tiếp diễn. Qua đó, nhìn nhận được sự phát triển trong tương lai, ước lệ những tính chất cơ bản hay những nguyên lý sẽ bị ảnh hưởng, nếu điều đó xảy ra, thì hiện tại chúng ta nên làm gì và ngược lại. Điều đó thể cung cấp ngược lại cho chúng ta các ý tưởng trong tương lai. Càng nhiều góc nhìn thì càng gần với sự thật . Vì đôi khi, ngay cả sự thật, cũng cần phải có thời gian để kiểm nghiệm. Và đây là một cách tiếp cận như vậy.
Kịch bản cuối cùng cho Thủ Thiêm là kịch bản đủ tương thích với điều kiện tài chính của nó. Và kịch bản xấu nhất cho sự phát triển vẫn là các kịch bản về môi trường đô thị và mâu thuẫn xã hội.
Sự phát triển
Cái mới phát triển trên nền tảng những giá trị hiện hữu và được bổ sung để thích nghi với môi trường mới, không có cái mới phát triển một cách thiếu đi biện chứng về sự kế thừa. Muốn khu đô thị Thủ Thiêm phát triển, thì khu vực Trung tâm hiện hữu và các khu lân cận còn lại của cũng phải phát triển, ở một mức độ tương hỗ nào đó về giá trị, hạ tầng và môi trường. Nền tảng cơ bản vẫn là khu vực Trung Tâm hiện hữu và phạm vi mở rộng khu trung tâm, sự phát triển khu vực Thủ Thiêm được kết nối với khu Trung tâm hiện hữu như thế nào, đó là điều cần bàn và tìm ra mấu chốt của sự phát triển đúng quy luật vận hành.
Sự phát triển này, thường thì kết nối qua bờ sông bằng hạ tầng kỹ thuật và phải có sự xen cài, bổ sung cho nhau, như là âm và dương vậy, cùng trong một thể thống nhất và cùng vận hành với nhau, chứ không thể mạnh cái nào cái nấy phát triển theo thị trường được, vì thị trường thuộc về nhận thức con người, bị bóp méo, chi phối bở những yếu tố không phù hợp với quy luật tự nhiên.
Khu Trung tâm hiện hữu bản thân vẫn còn nhiều cơ hội và định hướng cải tạo chuyển mình, hòa nhập với xung quanh cũng rất rõ ràng, giống như "quả trứng", có thể vỡ ra và hòa mình để truyền tải các giá trị ra phạm vi xung quanh, từ đó định hình mới thành những cái mang giá trị của khu trung tâm đi ra, tức là bản thân nó cũng đang phát triển, chứ không ngừng lại, càng không phụ thuộc vào ranh giới hoạch theo quản lý hành chính. Sự phát triển này, ngày tạo cơ hội mới và cân bằng, tác động định hướng trở lại. Điều này buộc sự phát triển của Thủ thiêm lại càng phải kế thừa các giá trị tinh tế và khả thi hơn nữa, nếu chưa tìm ra các định hướng tác động trong từng phạm vi kết nối với khu trung tâm hiện hữu và cả một số khu vực ảnh hưởng của khu trung tâm hiện hữu trong quá trình ảnh hưởng phát triển, thì Thủ Thiêm sẽ rơi vào bài toán cô lập, phát triển cục bộ và mất đi tính kết nối với khu hiện hữu. Hình như chưa có quy hoạch nào nói về cái này, chỉ thấy mạnh ai nấy làm, khu trung tâm thì bảo tồn, khu Thủ Thiêm thì thành trung tâm tài chính, mà bảo tồn thế nào được với các giá trị đang ngày ngày thay đổi, nhu cầu bị thiếu thốn, bảo tồn gây ra những khái niệm dễ hiểu nhầm và đánh lạc đi sự vận hành vốn đang rất bế tắc trong nó. Thường thì khi phải xác định được cái nền tảng để phát triển, thì mới phát triển được. Mà ở đây, chính là sự hợp lý của khu đô thị Thủ Thiêm trong tổng thể.
Giao thông và sự di chuyển
Hiểu về giao thông với khu đô thị Thủ Thiêm là mạng lưới giao thông giúp tạo các điểm để đến, để tự vận hành chứ không phải để đi xuyên qua. Đường Mai Chí Thọ là đoạn kéo dài của đại lộ Võ Văn Kiệt, hầm chui sông Sài Gòn và hòa mình vào đại xa lộ Hà Nội, là những tuyến giao thông lộ giới lớn mật độ, vận tốc cao và hoàn toàn không phù hợp với các đô thị như thủ thiêm, vốn được xem như phần phát triển tiếp tục của khu trung tâm mở rộng. Cũng vì quá tham vọng vào việc chuyển mình thành những hình mẫu đô thị chưa rõ thành công và bài học có thật sự đáng giá không nhưng cách biến chuyển thì lại cứng nhắc, thiếu hợp lý và thiếu nền tảng của sự kết nối giữa sự phát triển và các nguồn giá trị tự nhiên. Các tuyến đường này cách li, theo đúng nghĩa đen, toàn bộ Quận 02 và Thủ Thiêm, với lượng giao thông lớn, làm yếu đi rất nhiều các thành phần liên kết của toàn bộ khu vực trong Thủ Thiêm. Vì về bản chất, các dòng lưu thông này không phù hợp với nhịp sống và sinh lý con người và có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trong tương lai, nhất là sự phát triển của một khu vực trung tâm tài chính, thương mai, lại vốn rất cần tăng cường sự kết nối giữa con người, tự nhiên và các mối quan hệ về kinh tế.
Những con đường thênh thang, trống trải chỉ làm gia tăng thêm các vấn đề của phát triển đô thị bền vững.
Với những giá trị trông đợi, tính chất và vị trí, Giao thông ở Thủ Thiêm, không phải là các dòng khí xuyên cắt của tuyến đường, mà nên là các dòng khí tụ, tức là thu hút để tụ lại ở những điểm quan trọng của sự phát triển, mô hình này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại phương tiện giao thông, nhất là các phương tiện công cộng và duy trì nhiều hệ thống đường có lộ giới gắn kết với không gian mở hợp lý hơn là các đại giao lộ. Tốc độ và cách thức vận chuyển của phương tiện sẽ tạo ra các dòng khí mới, nguyên tắc chính ở đây ngoài vấn đề phân tán để đảm bảo đưa về các tốc độ an toàn, còn phải tạo ra các nguồn sinh khí mới từ sông, kênh rạch để hòa nhập với các dòng khí dẫn dụ từ Quận 01 đến, không phải bằng hầm chui sông Sài Gòn, mà bằng các kênh dẫn trên sông, các cây cầu và khoảng mở. Nền tảng phát triển chính bắt đầu từ bờ sông, sau đó chuyển dần vào các giao lộ trục, vì sự cân bằng với tự nhiên, sẽ được thiết lập ngay từ đầu và nhận thức rằng, giao thông, sự vận chuyển, tốc độ và sự cân bằng là nền tảng để thúc đẩy sự cân bằng giữa công trình, con người với tự nhiên, chứ không phải để thúc đẩy sự phát triển theo những quy luật của thị trường méo mó. Chính hạ tầng tưởng như thúc đẩy sự phát triển nhưng đó lại lại những nguyên nhân gây hậu quả khôn lường về tính bền vững. Và hình như, đối với Thủ Thiêm, vấn đề về lưu thông không phải là cốt yếu, mà chính là phong cách của sự lưu thông, dịch chuyển, điều đó tạo nên giá trị nhiều hơn. Kinh nghiệm cho thấy , tuyến đường nào mà thiết kế không phải để phục vụ cho việc xuyên qua, trung gian, mà để tạo ra nhiều điểm đến thì ắt sẽ phát triển và thịnh vượng. Giao thông là gì, là tư duy và cảm giác của việc di chuyển, liên quan đến cảm giác bất an, lo lắng nếu không phù hợp với con người.
Con người và sự thích nghi mô hình mới
Cái mô hình tổ chức đô thị cũ đã tạo cho những người dân thói quen tập tục sinh hoạt theo chủ nghĩa cá nhân, qua việc thích sở hữu và tư duy theo nhóm, cục bộ và đôi khi rất ngại trước những thách thức mới. Đô thị Thủ Thiêm với vai trò như là trung tâm tài chính, mô hình hoạt động chuyên nghiệp và đòi hỏi sự tổ chức, thích ứng với tập thể thì hình như, nó đang gây một áp lực ngược lại với đối tượng lao động trong đô thị hiện hữu, họ có thể giàu, có thể có nhiều tiền, tài giỏi nhưng ở mức độ liên kết thì lại phải bàn, nhất là các sự liên kết, tổ chức lớn chứ không phải sự cạnh tranh, chụp giựt giữa các tập đoàn lớn để tự kìm hãm lẫn nhau. Nếu tổ chức không được điều này, thì rõ ràng, nó chỉ là một nơi dành cho những người khác văn hóa cá tính, hoặc là sự thích nghi xảy ra thì làm cản trở, chia rẽ và nhạt nhòa lại các cấu trúc hiện hữu, mâu thuẫn xã hội dễ phát sinh trong cái nền, các phong cách kích thích sự tiêu dùng và xa hoa. Khi quy hoạch và khả năng tài chính thực thi không hợp lý với nhau, thì chủ nghĩa cơ hội cục bộ phát triển làm biến dạng tổng thể, điều này đã xảy ra và tiếp tục sẽ còn xảy ra.
Cấu trúc đô thị tạo nên cách sống, tiêu dùng và sẽ mất thời gian để thích nghi cái mới, hoặc cái mới sẽ thích nghi với hiện hữu.Hoặc là sẽ xảy ra sự cách li hoàn toàn giữa cái mới xa lạ và cái cũ đang thiếu thốn.
Giữa cái cũ lúc nào cũng muốn thoát ra, nhưng cái mới, lại cũng chẳng phải là mô hình phù hơp, vậy thì sự đòi hỏi về tính chuyển tiếp như thế nào, sự chuyển đổi tạo ra khoảng trống tâm lý, phong cách sống lại tạo ra những áp lực lớn hơn về xã hội, thiếu tính bền vững để đủ gắn kết giữa các cũ và mới. Vậy, khu đô thị Thủ Thiêm nuôi dưỡng những con người với tư duy đi sau, lại những lỗi lầm đánh mất tính nơi chốn của nơi mà vốn chẳng ai vào muốn ở cả. Con người Việt với những tích cách, thói hư tật xấu đang rất cần môi trường đô thị và phong cách làm việc để thay đổi họ, tuy nhiên, phải cho họ thời gian để thích ứng, chứ không phải ép buộc, áp lực công việc và sự thư giãn giúp họ chuyển biến tâm lý để thích nghi. Trong đô thị, con người và thói quen hiện hữu đóng vai trò tạo nên văn hóa, linh hồn của đô thị. Chúng ta cũng thừa hiểu cái cách thức mà chúng ta vận hành ở đô thị cũ nó như thế nào, trong môi trường đô thị mới, vấn đề còn lại buộc có sự thích nghi và đã là sự thích nghi mới thì tạo nên sự thay đổi, vấn đề là sự thay đổi ấy như thế nào, khoảng cách thế nào với cái cũ và tích hay tiêu cực.
Miếng bánh đẹp nhưng chắc có ngon?
Có thể ví von khu đô thị Thủ Thiêm là một "miếng bánh" của nhà đầu tư, "nồi cơm" của chính quyền và niềm ao ước của mọi người dân, đúng, vì nó hội đủ các điều kiện mà người ta cho là quý giá, còn bản chất nó quý hay không thì chẳng ai biết, mà thường cái gì hay, quý thì ít nhìn thấy bằng mắt, ít nhất là đến thời điểm hiện tại, nên khi nghĩ về Thủ Thiêm, người ta nghĩ ngay đến tiền, đến lợi ích, đến đẳng cấp. Cái tham vọng này được nhồi nhét thông qua cái ý tưởng quy hoạch, các bài thảo luận bơm phồng thực tế, các dự án so sánh khủng và những khoảng tiền đâu tư kếch xù.
Mà hễ cái gì đóng một chức năng nào đó, thì ắt nó sẽ sản sinh ra một chức năng ngược lại, như sự vật, hiện tượng luôn có những mặt đối lập, có âm có dương vậy, có người, càng đông người thì thực chất lại càng vắng người, đường càng dùng để đi thì lại càng không thể đi được, để ý mà xem, có đúng không. Khi mà người ta lao vào đây để thể hiện đẳng cấp, kiếm tiền và khẳng định, thì người ta lại càng mất tiền, càng thấp kém và càng bế tắc. Vì sao, vì đông người, nhưng cấu trúc đô thị không giúp kết nối được họ lại với nhau, càng giỏi, càng giàu, đam mê vật chất thì họ càng tách biệt mà thôi, nên đông nhưng hóa ra vắng là vậy, vắng cái tính cộng đồng, thế nên con người thường hay bị cô lập trong các tòa nhà cao tầng nhiều hơn.
Nhìn thấy đó, để hiểu được hệ quả và sự ảnh hưởng của nó đến con người, các vấn đề của con người trong thế kỷ 21 và sự khoét sâu thêm hố khoảng cách giữa họ, và đô thị đóng vai trò điều tiết và ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nó sẽ quyết định con người và xây dựng tích cách của con người sống trong đó. Những kẻ nhà giàu, quan chức hay giới nước ngoài, nơi mà cuộc sống với họ dựa trên những sự tiêu xài vật chất và đẳng cấp nhất định. Không tạo ra được các giá trị chung, mà thuần túy chỉ là sự cạnh tranh cục bộ giữa những hình tượng rời rạc, ảo tưởng và cục bộ, sẽ có quảng trường và không gian công cộng dành cho nhà giàu. Những người mà có thể cuộc sống của họ diễn ra ở một nơi khác, không ở đó, và thương mại sức sống dựa tên khả năng tài chính, được thổi phồng và kỳ vọng từ sự ảo tưởng. Kết nối cái gì, nguồn lực và sự phát triển của kinh tế, hay là sự phát triển của một cái lõi chứa nhiều tham vọng không biết đi về đâu.
Biện chứng về sự tồn tại và phát triển
Phàm thì cái gì tốt quá cũng không tốt, có tốt và có xấu, quan trọng là hiểu và kiểm soát cái xấu để định hướng nó để khắc chế lại cái xấu chưa sinh ra từ cái tốt, vì tốt nhiều quá, sẽ sinh ra những cái xấu tinh vi và phức tạp hơn nữa. Đây là một thực tế. Sự phát triển đô thị cũng vậy, thường thì ít nhìn thấy các khía cạnh tiêu cực do quy hoạch gây ra nhưng sự tồn tại của những mặt tiêu cực này phải tồn tại để giảm bớt sự phát triển quá nhanh của các khu vực được hoạch định, vấn đề còn lại của khu đô thị Thủ Thiêm chính là các kế hoạch để giảm bớt các thiệt hại do sự phát triển không bền vững, không cân bằng trong tương lai gây ra mà thôi.
KTS Trương Nam Thuận, Thiết kế quy hoạch cấp cao – Văn phòng 3 Tập đoàn thiết kế Ong Ong Việt Nam
- Quy hoạch cây xanh đô thị cần tính đến yếu tố thiên tai
- Cây xanh và "hiệu ứng đảo nhiệt đô thị"
- TP.HCM: Bất cập trong quản lý công trình ngầm
- Người Sài Gòn nói về sông Sài Gòn: "Bờ sông của người dân"
- Những vấn đề gì mới đáng bàn cho sân bay Long Thành?
- Hai bờ sông Sài Gòn: Để "đất vàng" thành cơ hội vàng
- Dự thảo Nghị định Cải tạo chung cư cũ: Cần tôn trọng quy hoạch
- Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son
- Sông Hương trong cấu trúc đô thị di sản và đô thị sinh thái
- Đường Nguyễn Huệ chỉ nên 'đi bộ thời vụ'