Tốn khá nhiều thời gian, giấy mực và... dĩ nhiên là tiền bạc nữa, Hà Nội vẫn ùn tắc! Vậy đâu là giải pháp chống ùn tắc cho giao thông ở thủ đô?
Gần đây nghe nói Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế trước bạ lên mức 15 % để chống ùn tắc. Nếu vậy thì với số xe hiện đang lưu hành thì phải không ùn tắc chứ? Vì thuế trước bạ chỉ hạn chế được số xe sẽ tăng thêm trong tương lai thôi.
Đi lại là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân, quản lí không được thì hạn chế, thì cấm thế thì quản lí dễ thật.
Người dân sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông
Tốn kém thời gian, họp hành khá nhiều song không biết đã có một ai được phân công để ngày đêm nghĩ cách chống ùn tắc chưa? Hay là khi triệu tập họp thì nghĩ về nó một chút- mươi nười lăm phút và rồi họp, mỗi người đem cái ý nghĩ mươi mười lăm phút áy ra bàn và không có kết quả!
Nhiều thủ đô-thành phố có bề dầy lịch sử có khu trung tâm với đường phố nhỏ, hẹp, có nhiều xe hơn Việt Nam, hơn Hà Nội họ không có ùn tắc thường xuyên như ta họ chỉ bị đi chậm trong trật tự thôi, sao không học họ được?
Một trong các nguyên nhân gây ùn tắc kinh niên ở Hà Nội là trình độ điều hành giao thông bất cập so với độ phức tạp của tình trạng giao thông.
Vừa thương vừa buồn khi nhìn các chiến sĩ cảnh sát đứng giữa biển xe, vất vả múa gậy không theo bài bản nào cả để điều hành xe cộ.
Nguyên nhân thứ hai đó là tình trạng mạnh ai nấy đi không tuân theo pháp luật của người tham gia giao thông. Tệ nhất là xe máy và ô tô Bus. Hà nội có thể sẽ hết ùn tắc kinh niên nếu giải được hai vấn đề trên và giải hai vấn đề trên thì nhanh tác động hơn các biện pháp khác.
Sẽ hết ùn tắc tại các giao lộ nếu có hệ thống đèn và cảnh sát điều hành bài bản hơn: Quyền đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái được phân định rõ ràng và phân các luồng này nghiêm ngặt từ cách xa các giao lộ.
Các hành vi vi phạm phải xử phạt dù đó là loại phương tiện nào. Mỗi giao lộ có đặc điểm chung và riêng, cần có người nghiên cứu để đưa ra cách điều hành đèn thích hợp.
Lâu nay, không biết khi cấp bằng lái xe, học và dậy luật thế nào nhưng lái xe, đặc biệt là người lái xe máy thì số người không biết hoặc hiểu luật rất kém.
Nếu như một trong các hình phạt về vi phạm luật giao thông là phải học lại luật chắc tình hình sẽ khá hơn (Singapore họ cũng làm thế).
Một ngã tư ở thủ đô Berlin (CHLB Đức)
Các biện pháp đánh vào túi tiền tưởng hữu hiệu song không phải vậy:
- Tăng phí gửi xe sẽ chỉ tạo điều kiện làm giầu cho những ai có được quyền trông giữ xe và những người cấp phép cho họ. Chuyện không thể kiểm soát nổi giá trông xe máy chả rõ lắm sao ? Những người trông giữ xe là những người có thu nhập cao trong xã hội !
- Tăng phạt lên mức vượt quá sức chịu,người đi phạt và người bị phạt sẽ tìm cách "thỏa thuận" riêng: Của đồng chia ba của nhà chia đôi như các cụ vẫn nói.
- Tăng phí trước bạ quá mức, người Hà Nội sẽ tìm cách đăng kí xe ở ngoại tỉnh chắc Hà Nội không cấm được xe ngoại tỉnh vào thành phố.
Xét cho cùng mọi sự tăng chi phí đều được tính vào giá thành sản xuất và dịch vụ, tai hại của một thủ đô đắt đỏ nhất thế giới đã rõ.
(*) Ngày 17.3, thường trực Chính phủ đã làm việc với TP.Hà Nội - dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để bàn về tình hình thực hiện các dự án đầu tư lớn của thành phố; các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông và công tác chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. (Lao Động) |
Thủ Tướng cho phép dùng các biện pháp tài chính (*), đó là sự cho phép về nguyên tắc có thể xem xét áp dụng nhưng có áp dụng không và liều lượng như thế nào là việc lãnh đạo các cấp của Hà nội phải cân nhắc, nếu không chỉ gây khó, lãng phí cho người dân mà không có hiệu quả tạo điều kiện làm giầu bất chính cho một số ít người.
Có ai dám khẳng định việc tăng thuế trước bạ lên 15%,tăng thêm phí trông giữ xe sẽ làm đường thông hè thoáng sau 1 năm, 2 năm hay là không có ích gì và nếu vậy ai cần từ chức sau quyết định không kết quả này?
Nguyễn Thanh Giang
[ Chuyên đề : Giao thông đô thị ]
- Thành phố Hội An: Tài nguyên di sản và Phát triển tiếp nối
- Lịch sử kiến tạo Hà Nội với khảo cổ học và quy hoạch hiện đại
- Quy hoạch Thủ đô : Lựa chọn mô hình nào?
- Nhà đầu tư được lợi trong khi xã hội chịu thiệt
- Giải quyết vấn nạn lụt đô thị: Thêm không gian cho NƯỚC
- TPHCM: Quy hoạch sử dụng đất phải chú ý đến đất chứa lũ
- Lấn biển - cần thiết nhưng phải thận trọng
- Phát hiện mới về thành cổ thời Lê Hồng Đức
- Quy hoạch hai bên sông Hồng: Hà Nội đã hội tụ các điều kiện cần và đủ?
- Quy hoạch Hà Nội: Hòa hợp tinh hoa Thăng Long và Xứ Đoài