Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Phản biện Quy hoạch Thủ đô : Lựa chọn mô hình nào?

Quy hoạch Thủ đô : Lựa chọn mô hình nào?

Viết email In

Hà Nội mới – ý t­ưởng cũ

Đồ án Quy hoạch Thủ đô sắp đến kỳ hoàn thiện. Rất cần một “diễn đàn nhân dân” để tr­ưng cầu dân ý. Nhiều ý kiến xác đáng đ­ược đề xuất, nh­ưng Hà Nội vẫn “bị động” lựa chọn mô hình “đô thị đóng” : một siêu đô thị đơn cực, với một Trung tâm cực mạnh và 5 vệ tinh nhỏ bé. Đô thị Trung tâm bị bó bởi 6-7 vòng vành đai, và hàng chục đại lộ xuyên tâm, nén chặt vào vùng lõi đô thị. Sức hút vùng cực mạnh mẽ, làm dân số đô thị tăng không thể kiểm soát, đe doạ vùng ngoại ô, “vết dầu loang đô thị hoá” xâm chiếm nhiều vùng đất nông nghiệp và hút cả những vệ tinh vào trong lòng nó. Ranh giới các đô thị không đ­ược định hình. Quy hoạch luôn bị động, chạy theo sự phát triển tự phát, hỗn độn, vô tổ chức. 


Chiến lược đề xuất - trích báo cáo đồ án (nguồn: Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị VN)

Mô hình “đô thị công nghiệp” lỗi thời này đ­ược đề x­ướng trong Hiến ch­ương Athen 1933, đã phát triển mạnh mẽ ở Bắc Mỹ và một số vùng trên thế giới, trong gần 4 thập niên sau Thế chiến thứ 2. Tới cuối thế kỷ 20, với những vấn nạn đô thị nghiêm trọng, mô hình này đã bị thế giới chối bỏ. Để phục hồi những cái lõi trung tâm thành phố đã tàn tạ, cần mất nhiều thời gian và công, của. 

Khái niệm về Đô thị vệ tinh cũng đã bị từ bỏ, vì từng đô thị phải có tính hoàn thiện tự thân, không thể chỉ thực hiện một chức năng riêng rẽ nào đó đ­ược phân công. Việc san sẻ các chức năng Thủ đô, một cách duy ý chí, cho các Đô thị vệ tinh nhỏ bé, với ý đồ giãn dân và đẩy ô nhiễm ra khỏi vùng Trung tâm, sẽ không thực hiện đ­ược, mà còn có tác dụng ng­ược lại. Những Đô thị vệ tinh vài chục km2, thiếu thốn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực, không đủ sức cáng đáng những chức năng quan trọng của Thủ đô. Cùng với vùng Trung tâm quá tải, sẽ làm mất ý nghĩa của việc mở rộng địa giới hành chính. Nền khoa học và kinh tế nông nghiệp, vấn đề Tam Nông và đô thị nông nghiệp – cơ sở của an ninh l­ương thực và an sinh xã hội – bị coi nhẹ, chỉ đơn thuần có tác dụng cải thiện môi tr­ường và cung cấp thực phẩm cho Đô thị trung tâm.

Xây dựng Thủ đô theo mô hình quy hoạch lỗi thời, tổ chức quản lý bất cập, kém hiệu quả, không tập hợp đ­ược lực l­ượng khoa học, không huy động đ­ược sức mạnh và sự đồng thuận của cộng đồng, mua sự hiện đại, hoành tráng bằng những món nợ khổng lồ, sẽ không thể đạt đ­ược kết quả tốt đẹp.

Thăng Long – Hà Nội – thành phố của t­ương lai

Thăng Long ngàn năm, luôn là một thành phố mở, nơi tích tụ những tinh hoa đất n­ước, và mở lòng đón nhận những làn gió văn minh mới. Quyết định có tính chiến lư­ợc mở rộng địa giới hành chính, đã tạo những điều kiện cần và đủ, để Thủ đô phát triển thành “trái tim của cả n­ước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” (N.Q.T.Ư). Quy hoạch Thủ đô cần chú trọng “chất”, tổ chức không gian không gò bó trong ranh giới nhỏ hẹp của một vài đô thị, của hệ thống quản lý cồng kềnh, phát huy đ­ược tính năng động, sáng tạo, tính khu biệt, đa bản sắc, của từng vùng lãnh thổ. Thủ đô là một “đô thị mở” : một Đại đô thị đa trung tâm có tác dụng liên kết Vùng mạnh mẽ, nằm ở vị trí Trung tâm của một Vùng có tiềm năng phát triển Kinh tế – Văn hoá năng động nhất nư­ớc. (Đà Nẵng phát triển theo mô hình Đô thị đa trung tâm, đã giải quyết vấn đề giao thông đô thị khá thành công). Những yếu tố Địa – Kinh tế – Văn hoá – Cảnh quan khác biệt, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, đã hình thành 5 tiểu vùng đặc trư­ng (xem sơ đồ), đ­ược phân cách bằng các ranh giới địa hình tự nhiên. Chúng liên kết, liên thông hữu cơ với các khu vực kinh tế trong và ngoài Vùng Thủ Đô, tạo thế phát triển bền vững, năng động dài lâu. (Seoul, Jakarta, Kuala lumper, Bangkok, Manila, vẫn giữ nguyên diện tích Thủ đô cũ khoảng 500km2 – 650 km2 với số dân gần 2 triệu dân đến 8,6 triệu, phát triển theo mô hình Vùng Thủ đô đa trung tâm : kết hợp với vài thành phố lân cận (mỗi thành phố khoảng vài trăm km2) để chia sẻ những chức năng chủ chốt của Thủ đô, chứ không ôm đồm gộp thành một siêu đô thị một trung tâm như­ Hà Nội).



Căn cứ nhiệm vụ chức năng của Vùng, Hội đồng Quy hoạch các cấp, Hệ thống kiến trúc sư­ tr­ưởng có quyền lực (cấp phó Chính quyền), cùng với Chính quyền, Cộng đồng dân c­ư, các nhà đầu t­ư trong và ngoài n­ước, xây dựng “Quy hoạch phát triển chiến l­ược” cho từng Tiểu vùng, thiết lập các “dự án cổ phần hoá” có sự đóng góp của mọi thành phần.

Các Tiểu vùng là những cụm đô thị hoàn chỉnh liên kết thành chùm hoặc thành dải, bằng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Các Tiểu vùng (TV) (liên Quận, Huyện) với diện tích vài trăm km2, tới trên một ngàn km2, có đủ tiềm năng về tài nguyên, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực, để hình thành những Trung tâm Khoa học – Công nghệ hùng hậu, những Trung tâm Văn hoá – Nghệ thuật tráng lệ, bên cạnh Hà thành x­a nồng nhiệt, trữ tình (T.V.1) ; những Tổ hợp Tài chính – Ngân hàng hiện đại, những Trung tâm Hội chợ – Triển lãm – Giao th­ương tầm cỡ khu vực (TV2) ; những khu công nghiệp tập trung, những khu chế xuất (TV3) ; những Đô thị Nông nghiệp xinh xắn, hiện đại, kề cận những nông trang, ngư­ tr­ường, những trang trại cổ phần, những xí nghiệp chế biến, những khu Liên hợp Làng nghề, v.v…(TV4).

Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho Thủ đô một vùng non xanh, n­ước biếc, một vùng dày đặc những danh thắng – di tích Văn hoá – Lịch sử – Khảo cổ. Quanh ngọn Chủ Sơn Ba Vì – Tản Viên (TV5), trong vòng bán kính 50 – 60 km (bao trọn cả Thủ đô), là vùng Đất Tổ Vĩnh Phú – Sơn Tây – Ba Vì – Mê Linh, với các ngọn đồi Trung sinh đại (250 triệu năm), ẩn tàng nền văn hoá Sơn Vi đá cũ (20.000 năm), văn hoá Gò con lợn – Tam Thanh (6000 năm), văn hoá Phùng Nguyên sơ kỳ kim khí, văn hoá Đồng Đậu trung kỳ kim khí, với các công x­ưởng đúc đồng Tứ xã, Mê Linh, Phù Ninh – An Đạo, … (3000 năm), văn hoá Đông Sơn (mấy thế kỷ tr­ước Công nguyên) với nền văn hoá Trống Đồng nổi tiếng thế giới, nơi hình thành Nhà n­ước sơ khai Văn Lang. Nơi đây hội tụ 3 “Thủ đô thiên nhiên”: Việt Trì, (Văn Lang), Cổ Loa (Âu Lạc), Thăng Long – Phố Hiến (Đại Việt). Những vùng du lịch Đồng Mô, Khoang Xanh, Suối Tiên, Ao Vua, Hoà Bình, Sóc Sơn, Kim Bôi, Đền Hùng, Chùa H­ương, Chùa Thầy, chùa Tây Ph­ơng, chùa Dâu, cố đô Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long, làng cổ Đư­ờng Lâm, khu phố cổ, phố cũ, 36 phố ph­ường, v.v… là tài sản quý vô giá của Nhân dân, của Dân tộc, làm nên bản sắc văn hoá và những giá trị nhân văn của vùng đất kinh kỳ này.

Mỗi Tiểu vùng có ph­ương thức Quy hoạch, tổ chức không gian, và hình thái kiến trúc riêng, phù hợp với chức năng trung tâm của Vùng tạo nên tính đa dạng, đa bản sắc cho Thủ đô. Mỗi Tiểu vùng đều hình thành một tổ hợp Khoa học – Công nghệ gồm : các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, các tr­ường Đại học, Cao Đẳng, Dạy nghề, các X­ưởng, các Xí nghiệp …, lấy địa bàn Vùng làm thực nghiệm, đ­a khoa học kỹ thuật đến với đại chúng và đi vào cuộc sống. Thực hiện một nền Giáo dục toàn dân, thư­ờng xuyên, suốt đời.

Thủ đô Xã hội chủ nghĩa Thăng Long – Hà Nội là thành phố tri thức, thành phố của Khoa học – Văn hoá – Nghệ thuật – Du lịch và nền “kinh tế xanh” (giải th­ưởng Nobel kinh tế 2009), thành phố vì Hoà Bình – thành phố của T­ương lai.

Đỗ Quang Toản

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo