"Việt Nam không có một công trình tầm cỡ quốc gia nào được tạo nên với hàm lượng kiến trúc đáng tự hào cho dù Nhà nước và nhân dân đã đổ biết bao tiền của để đầu tư."
Giới KTS và nền kiến trúc Việt Nam đang ở đâu?
Là người ngoại đạo, tôi không biết Hội các nhà KTS thế giới xếp hạng nền kiến trúc Việt Nam đang ở thang bậc nào, nhưng tôi không nhìn thấy họ hiện diện trên các gương mặt đô thị Việt Nam hay nói một cách chính xác là tôi không có cảm giác tự hào chính đáng về những gì họ đã làm cho nền kiến trúc nước nhà ngoài những gì loang lổ, băm vụn bộ mặt đô thị Việt Nam.
Theo ý kiến của KTS Trần Thanh Vân: “Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng không có một chuyên gia nước ngoài nào làm quy hoạch cho Thủ đô chúng ta tốt hơn chính chúng ta”. Điều này hoàn toàn không hẳn, bởi không ai có thể phủ nhận kiệt tác về kiến trúc và qui hoạch đô thị mà người Pháp để lại cho chúng ta. Hơn 60 năm dành độc lập có thể do chúng ta có thời kỳ tiếp tục phải dồn sức người, sức của cho cuộc trường chinh thống nhất đất nước nên chưa làm được gì cho phát triển đô thị.
Nhưng sau đó, kể từ 1975, giới KTS Việt Nam đã làm được những gì để bảo tồn và phát triển đô thị, ngoài việc xé nát và bôi bẩn những tòa nhà, những biệt thự cũ thân thiện với môi trường và tạo dựng nên những con đường thành sông khi mưa, những dãy phố lô nhô những căn nhà hình "quan tài dựng ngược”, những khu đô thị “tàn tật” đến nỗi quy hoạch thoát nước thành phố lại làm đoạn cuối đường thoát cao hơn đoạn đầu cho nên thành phố biến thành đại dương những ngày mưa lũ.
Việt Nam không có một công trình tầm cỡ quốc gia nào được tạo nên với hàm lượng kiến trúc đáng tự hào cho dù Nhà nước và nhân dân đã đổ biết bao tiền của để đầu tư.
Tôi không nghĩ chính quyền và nhân dân cản trở giới KTS sáng tạo, ai đặt bút vẽ nên tòa nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia và sắp tới là tòa nhà Quốc hội nếu không phải là các nhà Kiến trúc Việt Nam? Tôi chắc chắn rằng không có vị Thủ tướng nào, ông chủ tịch nào chỉ đạo ý tưởng và nét vẽ của nhà kiến trúc cả, mà thực sự họ không đủ trí lực, không đủ thẩm mỹ, không đủ kiến thức và tầm nhìn để làm nên một công trình lớn.
Vì lẽ ấy, chọn tư vấn nước ngoài thậm chí giao hẳn cho họ làm thông qua đấu thầu quốc tế để qui hoạch Thủ đô nói riêng và đô thị Việt Nam nói chung là giải pháp an toàn để Việt Nam chúng ta có thể có những đô thị hợp lí, để thế hệ con cháu chúng ta không trở thành nạn nhân của sự hạn chế kiến thức và ngắn ngủi về tầm nhìn.
Quy hoạch và phát triển Hà Nội ra sao?
Tôi không có chuyên môn kiến trúc và qui hoạch nên không thể diễn giải y tưởng của mình bằng những từ ngữ chuyên môn, nhưng chỉ đơn thuần bằng cảm nhận cái đẹp, cái văn minh của cách qui hoạch và kiến trúc cũ mà tôi nhìn thấy hàng ngày trong Hà Nội tôi xin nêu vài suy nghĩ:
Đối với Hà Nội cũ:
- Xin bằng mọi cách giữ lại, tu bổ, trả lại nguyên trạng tất cả các tòa nhà, các biệt thự cũ, những con đường cũ từ thời Pháp để lại cùng với việc bảo vệ, nuôi dưỡng, bổ sung cây xanh một cách quyết liệt. Đây chính là nét đặc sắc, là nét văn minh, là sự sang trọng của Hà Nội. Tôi không thấy có gì tự ti hay xấu hổ khi ai đó nói rằng đó là công trình của các KTS người Pháp, không có địa thế Thăng Long, không có khí hậu và nét duyên, nét văn hóa của Hà Nội, người Pháp không thể tạo ra những tác phẩm ấy được.
- Nghiêm cấm việc xây dựng các nhà cao tầng đối với các khu đất nhỏ cỡ vài trăm m2 trong khu vực Hà Nội cũ, tôi thấy lo lắng vì hàng ngày các tòa nhà bê tông, cửa kính cao hơn 10 tầng đang mọc lên trên những khu đất nhỏ ở các phố như Phạm Sư Mạnh, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... Đất ở đây là hơn cả vàng, nhưng nếu cứ tận dụng nó để bê tông và nhôm kính hóa thì Hà Nội sẽ mất hết những gì để mà nói để mà khoe để mà tự hào.
- Tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng thành phố sông Hồng, cho dù nó mang gương mặt Seoul hay Hàn quốc gì đó, trên thực tế vũng đất ven sông Hồng trước đây chỉ là sông, nó không phải là đô thị, nhưng vì di dân, vì nhập cư, vì quản lí lỏng lẻo nên giờ nó trở thành đô thị nửa mùa, què quặt, sông thì mất, đô thị cũng không ra đô thị, phát triển thành phố ven sông này là giải pháp tốt nhất để giải tỏa dân cư phố cổ, phố cũ ngõ hầu giữ lại nét kiến trúc sang trọng của Hà Nội cũ như tôi đã nói ở trên.
Theo tôi, sẽ không cớ sức mạnh hay sự áp chế nào để đưa dân phố cổ, phố cũ ra Trung Hòa - Nhân chính hay Mỹ Đình, kể cả nhà nước có bán nhà rẻ như cho. Nhưng họ rất vui vẻ và họ đã bỏ tiền để di sang bên đê để cư ngụ. Vì đơn giản rằng họ đã hình thành thói quen phố cũ, phố cổ, nếu không muốn nói đó là nét văn hóa phố cổ. Sang bên kia đê để cư ngụ nhưng họ vẫn hàng ngày tạt về bên này để bán buôn để thụ hưởng cái văn hóa của họ.
- Xin tăng thêm diện tích công trình công cộng cho khu vực này, những phần diện tích tranh chấp, hay diện tích các cơ quan, doanh nghiệp công lập đang “ôm” để hoang hóa, cho thuê sai mục đích kiên quyết thu hồi để làm quảng trường, công viên nhỏ và tăng màu xanh cho du “trù mật” này. (Xin rất cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã làm một việc quá lớn là biến khu đất toàn vàng 9999 gần khách sạn Hilton Hà Nội thành một vườn hoa).
Đối với Hà Nội mở rộng:
- Xin hãy kiên quyết giữ lại toàn bộ diện tích đất canh tác thuộc diện “bờ xôi ruộng mật”. Thủ đô hay gì gì đi nữa có sản xuất nông nghiệp cũng chả sao vấn đề là sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào? Hãy hiện đại hóa nông nghiệp và biến nông dân thành nông dân mới, nông dân của thời @ và internet. Xin đừng biến đất ruộng thành sân golf hay nhà máy đầy khói bụi. Xin đưa những gì của nông nghiệp Hà Nội với niềm tự hào chân chính đã mất hoặc khó cứu vãn như hoa Ngọc Hà, quất Quảng Bá, Đào Nhật Tân về đây
- Hãy dành những vùng đất ít có giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp để kiên quyết di dời các bệnh viện, trường đại học, nhà máy, xưởng sản xuất từ Hà Nội cũ ra đây. Có như thế mới mong giữ lại nét sang, nét thanh lịch của Hà Nội mà thế giới ngưỡng mộ.
Tôi thật sự hoảng hốt khi thấy bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện Việt Đức tiếp tục chồng thêm nhà để tăng giường bệnh trên khuôn viên cũ, cách làm này sẽ giết chết môi trường, giết chết Hà Nội và mới biến Hà Nội đúng là không giống ai.
Các KTS Việt Nam, anh ở đâu sao anh không đến đây?
- Xin hãy dành những khu đất, nhiều khu đất cỡ như diện tích sân golf để tạo nên những khu vui chơi vừa ít chất bê tông lại giàu thiên nhiên để thanh, thiếu niên, các gia đình được tự do đến chơi những ngày nghỉ. Nếu không thì “Thủ đô nhà nghỉ” đã rất thành công ở Gia Lâm cũ, đang tiếp tục phát triển mở rộng sang khu Đầm Trấu, Hồng Hà, Hoàng Quốc Việt và hệ lụy là sự quá tải khủng khiếp của các khoa Kế hoạch hóa gia đình và các phòng khám phụ sản. Cùng với đó là những đôi mắt nhìn xa xăm của các em gái vị thành niên sau khi “giải quyết” xong bước ra từ đó.
Điều này nó không đơn giản mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên và nòi giống dân tộc. Thanh thiếu niên đi dã ngoại ra thiên nhiên họ sẽ lành mạnh hơn về tâm hồn, khỏe khoắn hơn về thể chất. Họ sẽ xa lánh tệ nạn. Họ sẽ là công dân tốt cho mai sau.
- Hãy giữ những khoảng không quý giá còn lại của Hà Nội
- Từ nạn chia lô đến kiến trúc sư trưởng thành phố
- Ai làm "méo mó" đất Thăng Long?
- Kiến trúc Hà Nội không phong cách - lỗi có phải của KTS?
- Kiến trúc Hà Nội - kiến trúc... không phong cách
- Thăng Long ngàn xưa và tên gọi Thủ đô mới hôm nay
- Thăm sông Seine, nghĩ về "Quy hoạch Sông Hồng"
- Đường mòn Golf Hồ Chí Minh làm phương hại lúa gạo của Việt Nam
- Quy hoạch thành phố sông Hồng: Trách nhiệm trước lịch sử
- Hà Nội cần một quy hoạch khỏi chỉnh sửa trong tương lai!
Lời bình
tin bình luận RSS của chủ đề này