Từ thực tế “Phân hạng chung cư không có giá trị thực tế” vì không có chế tài với việc chủ đầu tư tự phong “mác” hạng sang để dễ bán hay thu phí dịch vụ cao, theo tôi, cần có quan điểm, chính sách quản lý toàn diện hơn đối với chung cư. Cần xác định chính sách này là cấp thiết và quan trọng đối với chính quyền đô thị.
Hiện nay, hệ thống luật pháp và thực thi luật pháp liên quan đến quản lý chung cư chưa đồng bộ và chưa được áp dụng triệt để. Nên có cách tiếp cận: quản lý chung cư là quản lý và cung cấp không gian sinh sống của hộ dân chất lượng và an toàn. Cần chi tiết hoá các quyền và nghĩa vụ về sở hữu và sử dụng chung và riêng. Quyền tự do của hộ dân sống ở chung cư phải tuân thủ không làm mất tự do của người khác.
- Ảnh bên : Người dân tụ tập giăng băng-rôn phản đối chủ đầu tư chung cư Copac, quận 4, TP.HCM ngày 9/10/2010 (Ảnh: Bảo Chương)
Một số quy định tại các chung cư hiện nay chưa được giải quyết dứt điểm như quy định chung cư là để sinh sống chứ không được hoạt động kinh doanh.
Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. Ví dụ như: ban quản trị chung cư có ký hợp đồng quản lý, bảo trì với các công ty dịch vụ quản lý được không? Trên thực tế thì được nhưng một số công ty quản lý không chịu ký vì ban quản trị không có pháp nhân mà chỉ có cá nhân đại diện. Đã từng xảy ra việc một thành viên ban quản trị giữ tiền thu phí và chuyển đi khỏi nơi ở.
Việc phân loại chung cư hiện còn đơn giản, không chi tiết, không bao hàm các không gian công cộng, mật độ xây dựng, cơ sở hạ tầng như tầng hầm để xe. Hầu như các chủ đầu tư tuyên bố tầng hầm là của họ và họ kinh doanh giá cao trong khi đáng lẽ nó thuộc sở hữu khu công cộng như các hạ tầng khác của người dân. Đã vậy, chủ đầu tư có được coi là một hộ dân khi họ kinh doanh tầng hầm, họ đóng phí như thế nào?
Các chung cư hỗn hợp (có tầng được dùng làm trung tâm thương mại) thì quản lý như thế nào? Chủ đầu tư trung tâm thương mại có được coi là một hộ dân hay không?
Các công ty quản lý hiện nay thường thuộc chủ đầu tư sẽ dẫn đến xung đột lợi ích khi quản lý. Theo kinh nghiệm của Singapore và Hongkong, các hộ dân tại chung cư sẽ phải thành lập công ty sở hữu và quản lý chung cư theo dạng cổ phần hay công ty TNHH nhiều thành viên, các hộ dân phân quyền cổ phần theo tỷ lệ diện tích họ ở, ví dụ: 10m2 thì được một quyền. Công ty này sở hữu toàn bộ chung cư cả riêng và tư, có thể tự quản lý hay ký hợp đồng quản lý và bảo trì với pháp nhân. Ban quản trị có vai trò giám sát công ty này.
(
nhminh27@hn.vnn.vn )
[ Chuyên đề : Chất lượng sống ở các khu đô thị mới ]
- Dấu Chấm (.) hay Khoảng lặng đô thị
- Hợp khối công trình với thực tiễn ngăn ngừa nhà “siêu mỏng - siêu méo” ở Hà Nội
- Kiến trúc Sài Gòn - TP.HCM: Chuyện lớn và chuyện nhỏ
- Không thể cấm người dân di cư vào Hà Nội
- Dự án công trình điều tiết Sông Hồng phục vụ quy hoạch tổng thể vùng Hà Nội
- Phát triển đường trên cao tại Hà Nội
- Giao thông đô thị cho trường hợp Hà Nội
- Hà Nội: Nhận diện “tai biến” đô thị
- Cắt giảm đầu tư công: Loại bỏ những khoản chi phi lý
- Chờ cho hạ tầng tốt thì không biết bao giờ hết kẹt xe