Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tương tác Phản biện TPHCM lại nghiên cứu triển khai quyền mua xe cá nhân: Tiền - hậu bất nhất (!?)

TPHCM lại nghiên cứu triển khai quyền mua xe cá nhân: Tiền - hậu bất nhất (!?)

Viết email In

UBND TPHCM vừa có quyết định triển khai các kế hoạch khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TPHCM. Trong đó, có một số giải pháp để hạn chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân. 

Ví dụ: Nghiên cứu đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền mua xe (COE), để đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở TPHCM. 

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên TPHCM đề cập đến giải pháp COE. Khoảng 3 năm trở lại đây, trong những bản kế hoạch giải quyết kẹt xe, thành phố đều yêu cầu các cơ quan thành phố nghiên cứu giải pháp này. Song cho đến nay, việc nghiên cứu giải pháp COE cũng chẳng đi đến đâu, đơn giản vì nó không khả thi nếu áp dụng ở TPHCM. 

Xin nhắc thêm, năm 2012 Bộ GTVT từng xây dựng một đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại một số đô thị lớn (có cả TPHCM) và Bộ GTVT cũng đưa ra giải pháp COE. Tuy nhiên, sau một thời gian lấy ý kiến, nhận thấy khó khả thi nên Bộ GTVT đã quyết định dừng nghiên cứu đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Thay vào đó, Bộ GTVT chuyển sang thực hiện nghiên cứu xây dựng một đề án khác “Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố”. 

Đáng nói, trong công văn 5077 ngày 5/10/2012, góp ý cho dự thảo đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân của Bộ GTVT, UBND TPHCM khẳng định giải pháp COE tính khả thi chưa cao. Cụ thể, UBND TPHCM cho rằng: “Giải pháp cấp hạn ngạch cho số phương tiện được phép đăng ký mới theo năm (tức COE – PV), người dân có thể nhờ người thân đăng ký xe ở các địa phương khác và mang đến lưu hành tại các thành phố lớn, nên thực tế chưa khả thi. Hơn nữa, đây là giải pháp có tính pháp lý trên phạm vi cả nước”. 

Nhiều chuyên gia giao thông cũng phân tích, sở dĩ COE áp dụng hiệu quả ở Singapore bởi vì diện tích và dân số của đất nước Singapore chỉ bằng một thành phố của Việt Nam, vì vậy họ có thể áp dụng giải pháp này một cách đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc và hiệu quả. Trong khi đó, Việt Nam có đến 63 tỉnh, thành, diện tích, dân số lại lớn, nếu khống chế phương tiện cá nhân bằng việc cấp COE ở thành phố này, thì chắc chắn xảy ra tình trạng người dân đăng ký xe ồ ạt ở các tỉnh, thành khác rồi đưa về lưu thông, nên đề án dễ bị phá sản. 

Dẫu biết việc hạn chế xe ôtô cá nhân bằng cách cấp hạn ngạch COE ở TPHCM khó khả thi và cũng chính TPHCM đã phải bác bỏ giải pháp này tại đề án của Bộ GTVT, nhưng nay TPHCM lại vẫn tiếp tục triển khai nghiên cứu việc cấp COE. Đúng là tiền - hậu bất nhất! 

Trần Phan 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo