Theo các chuyên gia khí tượng học, El-Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn dài gần 10.000km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Marudơ ở khu vực giữa Thái Bình Dương. El-Nino thường gắn với một quá trình lớn của khí quyển - đại dương là dao động Nam bán cầu và được gọi chung là ENSO.
Lũ lụt thường xuyên xảy ra
Hiện tượng El-Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 8 đến 11 năm, chu kỳ ngắn hơn là 2 đến 3 năm. Nói một cách đơn giản La Nina là hiện tượng trái đất lạnh bất thường, nó ngược lại với hiện tượng Elnino. La-Nina bắt nguồn từ nhiệt độ lạnh bất thường trên bề mặt khu vực xích đạo thuộc Trung và Tây Thái Bình Dương và ngược lại, hiện tượng El-Nino bắt nguồn từ nhiệt độ ấm bất thường của bề mặt đại dương trong khu vực này.
Hậu quả của biến đổi khí hậu là rất lớn
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết cường độ của La-Nina tương đối mạnh trong những năm gần đây trên đại dương và mạnh trên bầu khí quyển. Điều kiện khí quyển thay đổi về sức ép trên bề mặt đại dương được coi là mạnh nhất so với thế kỷ 20. Vì vậy, do ảnh hưởng này, nhiều hiện tương thời tiết cực đoan đã xảy ra trên khắp các nơi trên thế giới, gây ra nhiều thảm họa thiên tai, bão lũ, hạn hán.
Bão lũ xảy ra với tần suất ngày một gia tăng
Đứng trước tình hình thời tiết khắc nghiệt như vậy, Tổ chức Khí tượng thế giới đã vạch ra 5 ưu tiên trong chiến lược chống biến đổi khí hậu. Những ưu tiên được thiết lập nhằm chống tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại và thúc đẩy phát triển bền vững của cả thế giới, bao gồm:
1. Thúc đẩy toàn cầu về các dịch vụ thời tiết để giúp các nước xử lý các nguy cơ và tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu. Khuôn khổ này được xây dựng bằng các nguồn tài chính từ các đối tác phát triển và các nguồn đầu tư của các chính phủ vào hệ thống quan sát, nghiên cứu thời tiết và hệ thống xử lý thông tin.
2. Tăng cường hệ thống quan sát toàn cầu của WMO nhằm đáp ứng nhu cầu các nước, nâng cao hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm hiện tượng thời tiết cực đoan và các sự kiện khí hậu, cải thiện dịch vụ thời tiết, khí hậu và giám sát môi trường, giảm thiệt hại về người và của do biến đổi khí hậu.
3. Tăng cường hệ thống thông tin của WMO: Hệ thống này là trụ cột chiến lược của WMO nhằm xử lý và tiếp cận thời tiết, nguồn nước và thông tin khí hậu trong thế kỷ 21.
4. Giảm nguy cơ thảm hoạ: Điều này nhấn mạnh nỗ lực bằng mọi biện pháp để tăng cường khả năng của các nước thành viên sẵn sàng và phản ứng nhanh trước các thảm hoạ thông qua các dịch vụ khí tượng thuỷ văn quốc gia và quốc tế hiệu quả cao.
5. Thúc đẩy khí tượng hàng không: Hàng không là động lực kinh tế quan trọng của mọi nước và khí tượng hàng không cần đảm bảo an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không. Các nước cần hợp tác tích cực để thực hiện chương trình khí tượng hàng không, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng.
Khánh Phương (Báo Xây dựng)
- Lượng khí CO2 thải vào khí quyển tăng kỷ lục trong năm 2013
- Phê duyệt danh mục Dự án "Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam"
- Gia tăng công nghệ biến rác thải thành năng lượng
- Dự án thoát nước, xử lý nước thải được ưu đãi tiền thuê đất
- Nguồn nước sạch đang bị đe dọa
- Doanh nghiệp sản xuất ngành nghề gây ô nhiễm - Thiếu điểm đến an toàn
- TPHCM: Báo động khí thải ô nhiễm
- Điện gió Việt Nam: Hàng loạt nhà đầu tư bỏ chạy
- TP.HCM: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
- Khởi động Dự án “Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia tại Việt Nam”